Đây là một vấn đề vướng mắc của nhiều người khi tham gia giao thông đối với lỗi “xe không chính chủ” thuộc trường hợp người trong gia đình điều khiển chung một chiếc xe máy. Vậy luật quy định trường hợp này như thế nào? Có bị xử phạt hay không?
Trước hết, cần hiểu đúng không có khái niệm “xe chính chủ” trong các văn bản quy phạm pháp luật về giao thông đường bộ mà bản chất của hành vi này là lỗi “không làm thủ tục đăng ký sang tên xe” theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển hoặc được thừa kế.
Tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP tăng mức xử lý đối với hành vi Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe so với quy định trước đây:
Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với cá nhân, từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (trước đây, phạt 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng).
Hành vi bị xử phạt khi nào?
Trường hợp không làm thủ tục đăng ký sang tên xe chỉ bị xử lý khi:
- Cơ quan có thẩm quyền thực hiện công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông;
- Qua công tác đăng ký xe.
Có bị xử phạt lỗi không chính chủ khi cả gia đình đi chung 1 xe?
Về việc mượn xe, thuê xe hay vợ chồng điều khiển xe của nhau, con lấy xe bố, mẹ để di chuyển… là quan hệ dân sự, điều này không phát sinh thủ tục hành chính là “thủ tục đăng ký sang tên xe” cho nên không bị xử phạt với hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe.
Đi xe “không chính chủ” cần mang những giấy tờ gì?: Xem TẠI ĐÂY
Cập nhật bởi lamkylaw ngày 30/10/2020 02:33:51 CH