Có bắt buộc phải thực hiện lập quy hoạch khi tu bổ, phục hồi di tích?

Chủ đề   RSS   
  • #616770 25/09/2024

    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13643
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 255 lần


    Có bắt buộc phải thực hiện lập quy hoạch khi tu bổ, phục hồi di tích?

    Tình huống phát sinh là ở địa phương có di tích cần được tu bổ, phục hồi. Vậy khi thực hiện tu bổ, phục hồi di tích có bắt buộc phía chủ đầu tư lập quy hoạch, dự án trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hay không?
     
    Yêu cầu khi tu bổ, phục hồi di tích
     
    Liên quan vấn đề này, tại Điều 34 Văn bản hợp nhất 10/VBHN-VPQH năm 2013 do Văn phòng Quốc hội ban hành có quy định các yêu cầu khi thực hiện tu bổ, phục hồi di tích như sau:
     
    - Giữ gìn tối đa các yếu tố gốc cấu thành di tích;
     
    - Lập quy hoạch, dự án trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, trừ trường hợp sửa chữa nhỏ không ảnh hưởng đến yếu tố gốc cấu thành di tích. Đối với di tích cấp tỉnh, phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch cấp tỉnh; đối với di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt, phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
     
    - Công bố công khai quy hoạch, dự án đã được phê duyệt tại địa phương nơi có di tích.
     
    Trong quá trình trên, tổ chức, cá nhân chủ trì lập quy hoạch, dự án hoặc chủ trì tổ chức thi công, giám sát thi công dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề đối với tổ chức và chứng chỉ hành nghề đối với cá nhân.
     
    Dựa theo các yêu cầu trên, có thể thấy rằng, trong trường hợp thông thường, việc tu bổ, phục hồi di tích yêu cầu phải thực hiện bước lập quy hoạch, dự án trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Tuy nhiên, đối với trường hợp sửa chữa nhỏ không ảnh hưởng đến yếu tố gốc cấu thành di tích thì có thể không cần thực hiện lập quy hoạch.
     
    Trách nhiệm của các chủ thể liên quan bảo vệ, quản lý di tích
     
    Đối với nội dung này, tại Điều 33 Văn bản hợp nhất 10/VBHN-VPQH năm 2013 do Văn phòng Quốc hội ban hành có liệt kê trách nhiệm của nhiều chủ thể khác nhau, tương ứng cho từng nội dung:
     
    - Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý, sử dụng di tích có trách nhiệm bảo vệ di tích đó; trong trường hợp phát hiện di tích bị lấn chiếm, hủy hoại hoặc có nguy cơ bị hủy hoại phải kịp thời có biện pháp ngăn chặn và thông báo cho cơ quan chủ quản cấp trên trực tiếp, Ủy ban nhân dân địa phương hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch nơi gần nhất.
     
    - Ủy ban nhân dân địa phương hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch khi nhận được thông báo về di tích bị hủy hoại hoặc có nguy cơ bị hủy hoại phải kịp thời áp dụng các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ và báo cáo ngay với cơ quan cấp trên trực tiếp.
     
    - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khi nhận được thông báo về di tích bị hủy hoại hoặc có nguy cơ bị hủy hoại phải kịp thời chỉ đạo và hướng dẫn cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở địa phương, chủ sở hữu di tích áp dụng ngay các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ; đối với di tích quốc gia đặc biệt phải báo cáo với Thủ tướng Chính phủ.
     
    - Các công trình xây dựng, địa điểm, cảnh quan thiên nhiên, khu vực thiên nhiên có tiêu chí như quy định tại Điều 28 của Văn bản hợp nhất 10/VBHN-VPQH năm 2013, đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đưa vào danh mục kiểm kê di tích của địa phương, được bảo vệ theo quy định của Văn bản hợp nhất 10/VBHN-VPQH năm 2013. Ít nhất 5 năm một lần, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức rà soát và quyết định đưa ra khỏi danh mục kiểm kê di tích của địa phương các công trình xây dựng, địa điểm, cảnh quan thiên nhiên, khu vực thiên nhiên không đủ tiêu chuẩn xếp hạng di tích.
     
    Theo đó, cần xác định chủ thể nào có liên quan đến di tích nêu trên mà có quy định điều chỉnh tương ứng. Trong phạm vi trách nhiệm của mình, nếu có vấn đề vi phạm nào liên quan thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Bên cạnh đó còn có thể bị xử lý kỷ luật nội bộ đơn vị.
     
    54 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận