Có bắt buộc phải phân loại sức khỏe khi khám sức khỏe định kỳ không?

Chủ đề   RSS   
  • #613293 26/06/2024

    motchutmoingay24
    Top 75
    Lớp 10

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/03/2024
    Tổng số bài viết (867)
    Số điểm: 13788
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 287 lần


    Có bắt buộc phải phân loại sức khỏe khi khám sức khỏe định kỳ không?

    Việc phân loại sức khỏe là cần thiết để đánh giá tình trạng sức khỏe, tuy nhiên cũng có thể gây ra tâm lý lo lắng cho người khám. Vậy, có bắt buộc phải phân loại sức khỏe không?

    (1) Sức khỏe được phân loại như thế nào?

    Căn cứ theo Tiêu chuẩn phân loại sức khỏe để khám tuyển, khám định kỳ được ban hành tại Quyết định 1613/BYT-QĐ ngày 15/8/1997, sức khỏe được phân thành 05 loại, bao gồm:

    - Loại I : Rất khoẻ

    - Loại II: Khoẻ

    - Loại III: Trung bình

    - Loại IV: Yếu

    - Loại V: Rất yếu 

    Theo đó, tiêu chuẩn để đánh giá, phân loại sức khỏe dựa trên các tiêu chí sau đây:

    - Thể lực: bao gồm chiều cao, cân nặng, vòng ngực

    - Bệnh tật: tình trạng sức khỏe của mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt, tâm thần - thần kinh, tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu - sinh dục, hệ vận động, ngoài da - hoa liễu, nội tiết - chuyển hóa, u các loại.

    Bệnh viện chia ra nhiều bộ phận khám bệnh dựa trên phần bệnh tật, mỗi bộ phận sẽ dựa trên bộ tiêu chí để đánh giá sức khỏe của người khám cho từng phần khám bệnh, căn cứ vào sự phân loại các chỉ số, bác sĩ tiến hành phân loại sức khỏe như sau:

    - Loại I: Cả 13 chỉ số đều đạt loại I

    - Loại II: Chỉ cần có 1 chỉ số thấp nhất là loại II, xếp loại II

    - Loại III: Chỉ cần có 1 chỉ số thấp nhất là lọai III, xếp loại III

    - Loại IV: Chỉ cần có 1 chỉ số thấp nhất là loại IV, xếp loại IV

    - Loại V: Chỉ cần có 1 chỉ số thấp nhất là loại V, xếp loại V

    (2) Có bắt buộc phải phân loại sức khỏe vào phần kết luận khi khám sức khỏe định kỳ không?

    Có ý kiến cho rằng phân loại sức khỏe là cần thiết để đánh giá tổng thể tình trạng sức khỏe của người khám, giúp họ có định hướng chăm sóc sức khỏe phù hợp. Việc phân loại sức khỏe cũng giúp cơ quan quản lý nhà nước có cơ sở dữ liệu để theo dõi tình trạng sức khỏe của người dân, từ đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh và nâng cao sức khỏe cộng đồng.

    Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng việc phân loại sức khỏe có thể gây ra một số lo lắng, áp lực cho người khám, đặc biệt là khi họ được xếp vào nhóm có sức khỏe không tốt. Việc phân loại sức khỏe cũng có thể ảnh hưởng đến tâm lý và cuộc sống của họ, ví dụ như khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm, tham gia bảo hiểm…

    Vậy, liệu khám sức khỏe định kỳ có bắt buộc phân loại sức khỏe cụ thể tại phần kết luận hay không?

    Theo quy định tại khoản 3 Điều 37 Thông tư 32/2023/TT-BYT, căn cứ vào kết quả khám của từng chuyên khoa, người hành nghề được cơ sở khám sức khỏe phân công thực hiện việc kết luận phân loại sức khỏe và ký giấy khám sức khỏe, sổ khám sức khỏe định kỳ thực hiện việc kết luận phân loại sức khỏe như sau:

    - Phân loại sức khỏe cho người được khám sức khỏe thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành tiêu chuẩn phân loại sức khỏe để khám tuyển, khám sức khỏe định kỳ cho người lao động

    - Trường hợp người được khám sức khỏe có bệnh, tật thì người kết luận tư vấn phương án điều trị, phục hồi chức năng hoặc giới thiệu để khám bệnh, chữa bệnh

    Bên cạnh đó, tại phần Kết luận của Sổ khám sức khỏe định kỳ theo Mẫu số 03 được ban hành tại Phụ lục XXIV Thông tư 32/2023/TT-BYT có tiểu mục Phân loại (như hình dưới)

    Như vậy, việc phân loại sức khỏe cụ thể của người khám sức khỏe định kỳ vào phần kết luận là việc bắt buộc.

    Tuy nhiên cũng có ngoại lệ, theo quy định tại khoản 6 Điều 37 Thông tư 32/2023/TT-BYT quy định, trường hợp khám sức khỏe theo yêu cầu nhưng không khám đầy đủ các chuyên khoa theo mẫu giấy khám sức khoẻ, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi thực hiện việc khám sức khỏe chỉ khám, kết luận đối với từng chuyên khoa theo yêu cầu của người được khám sức khỏe và không phân loại sức khỏe.

     
    328 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận