Có áp dụng tình tiết định khung “Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm” trong trường hợp này?

Chủ đề   RSS   
  • #478319 13/12/2017

    Loando1107
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/11/2017
    Tổng số bài viết (228)
    Số điểm: 3480
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 69 lần


    Có áp dụng tình tiết định khung “Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm” trong trường hợp này?

    Tôi biết có một vụ án có nội dung thế này:

    Khoảng 10 giờ ngày 09/7/2017, Nguyễn Văn V điều khiển xe mô tô đi trên Quốc lộ 1A để về quê ở thành phố Bắc Giang ăn cỗ. V có giấy phép lái xe theo quy định. Khi đi đến địa phận xã C thì xe mô tô do V điều khiển va vào bà Nguyễn Thị T đi xe đạp cùng chiều. Hậu quả làm bà T ngã xuống đường và bị thương. Bà T được người dân đi đường đưa đi cấp cứu tại bệnh viện. Sau khi gây tai nạn, V để xe mô tô của mình tại hiện trường rồi thuê xe taxi đưa bà T đến đi cấp cứu rồi về quê ăn cỗ. Bà T bị thương nặng được cấp cứu đến 22 giờ cùng ngày thì chết. Ngày hôm sau khi biết tin bà T bị chết, V đến cơ quan Công an đầu thú khai nhận hành vi phạm tội. Chiếc xe mô tô do V điều khiển là của V mua của người khác từ năm 2014 nhưng không làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu.

    Hiện nay có 02 quan điểm khác nhau về việc xác định hành vi của Nguyễn Văn V có thuộc trường hợp “Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm” hay không.

    Quan điểm thứ nhất: Hành vi của V là phạm tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” theo Khoản 1 Điều 202 Bộ luật hình sự.

    Quan điểm thứ hai: Hành vi của V là phạm tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” theo điểm c Khoản 2 Điều 202 Bộ luật hình sự với tình tiết định khung “Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm”. Bởi lẽ V không kịp thời trình báo cơ quan Công an sau khi tai nạn xảy ra; mặc dù V để xe mô tô của mình tại hiện trường để đi ăn cỗ nhưng chiếc mô tô này không đăng ký tên của V...

    Thiết nghĩ, có thể V không nghĩ việc va chạm của mình với bà T lại khiến bà T bị nặng đến như vậy. Nên V đã về quê ăn cỗ tiếp mà không trình báo công  an cũng như không chăm sóc bà T tận tình ở bệnh viện. Và hơn nữa, V cũng không hề có ý định bỏ trốn vì V vẫn để xe của mình lại hiện trường và khi nghe tin bà T chết thì V đã trình báo cơ quan điều tra ngay. Vì vậy, theo quan điểm cá nhân thì V không phạm tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” theo Khoản 2, Điều 202, Bộ luật hình sự mà chỉ phạm tội theo Khoản 1, Điều 202, BLHS.

    Quan điểm của mọi người thì như thế nào ạ? 

     
    4403 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #478354   14/12/2017

    theo mình không áp dụng tình tiết định khung theo điểm c khoản 2 Điều 202 BLHS vì theo quy định sau khi gây tai nạn phải (giữ nguyên hiện trường, ở lại hiện trường khi cơ quan công an đến, cấp cứu người bị nạn...) trường hợp này V đã ở lại hiện trường, giữ nguyên hiện trường đến khi người bị nạn đi cấp cứu mới rời khỏi hiện trường và quan trọng nhất là "sau khi biết tin bà T bị chết, V đến cơ quan Công an đầu thú khai nhận hành vi phạm tội" tức là V không có ý định bỏ trốn, chỉ là chưa nhân thức mức độ do hành vi gây ra....

    Tuy nhiên thực tế chắc gì V đã bị khởi tố theo Điều 202 đâu vì phải chờ khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm phương tiện, khám nghiệm pháp y về tử thi, ghi lời khai .... quan trọng là lỗi dẫn đến vụ tại nạn do ai, như thế nào... Còn về chủ sở hữu phương tiện thì trách nhiệm xác minh thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng, việc chậm đăng ký sang tên... sẽ bị xử lý hành chính....

     
    Báo quản trị |