Chuyển quyền sử dụng đất

Chủ đề   RSS   
  • #447821 24/02/2017

    ninhnamcuong

    Male
    Sơ sinh

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:09/01/2017
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 110
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Chuyển quyền sử dụng đất

    Thưa luật sư:

    Trường hợp chủ sử dụng đất vợ đã qua đời, chồng bị tâm thần hiện tại các con thống nhất cho đứng tên 1 trong 4 người con của bố mẹ có làm được thủ tục không ak, trường hợp bố bị tâm thần có cần các giấy tờ chứng minh là mất năng lực hành vi dân sự không ak

     

    Cập nhật bởi TranTamDuc.1973 ngày 24/02/2017 11:42:51 SA
     
    3331 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #447844   24/02/2017

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

    Chào bạn,

    Trường hợp của bạn không làm được thủ tục chuyển quyền QSDĐ của người đã mất qua cho 1 trong 4 đứa con của bà ta. Bởi, tuy bạn nói bà ấy là "chủ sử dụng đất" nhưng cần phải làm rõ QSDĐ đó là tài sản riêng của bà ta hay là tài sản chung của vợ chồng. Mặt khác, đối với di sản của người đã mất, khi không có di chúc thì phải chia thừa kế theo pháp luật cho những người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất (chồng và các con). Như vậy, chồng của bà ta cần phải có năng lực hành vi dân sự để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình nhưng như bạn trình bày thì người chồng đã bị tâm thần.

    Tuy nhiên, về mặt pháp lý một người chỉ bị mất năng lực hành vi dân sự khi có Quyết định của Tòa án có thẩm quyền tuyên như vậy. Do đó, việc đầu tiên là 1 trong các con phải yêu cầu Tòa án tuyên Cha mình bị mất năng lực hành vi dân sự, sau khi có Quyết định của Tòa thì yêu cầu UBND cấp Xã nơi người bị mất năng lực hành vi dân sự đăng ký hộ khẩu cử người giám hộ cho ông ta (thường trong trường hợp này thì người giám hộ là 1 trong các con). Từ đó, người giám hộ sẽ là người đại diện đương nhiên của ông ta trong các giao dịch liên quan tới tài sản. Tức các bạn phải thỏa thuận với người giám hộ này về việc phân chia QSDĐ của người đã mất để lại theo đúng thủ tục Luật định thì nội dung thỏa thuận đó mới được công nhận.

    Trân trọng.

    Cập nhật bởi TranTamDuc.1973 ngày 24/02/2017 11:46:03 SA

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
  • #447916   24/02/2017

    garan
    garan
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/08/2011
    Tổng số bài viết (1472)
    Số điểm: 12551
    Cảm ơn: 682
    Được cảm ơn 858 lần
    Moderator

    Lưu ý thêm với bạn là nếu các bạn xác định A là người con sẽ nhận lại quyền sử dụng đất của cha mẹ thì người giám hộ cho cha không phải là A nhé mà là ba người con còn lại.

    Thân!!

     
    Báo quản trị |  
  • #447956   24/02/2017

    Chào garan,

    Về mặt kỹ thuật thì làm như garan là chính xác. Nhưng tôi thấy việc tặng cho này là không phù hợp về nguyên tắc định đoạt tài sản phải là vì lợi ích của người được giám hộ. Đem tài sản này đi bán thì còn đưa ra lý do là có nguồn tiền để nuôi dưỡng, còn tặng cho thì tôi thấy khó giải thích lý do hợp lý nếu phát sinh tranh chấp.

    Thân.

    Cập nhật bởi TranTamDuc.1973 ngày 26/02/2017 12:20:14 SA

    Hỗ trợ các bạn những vấn đề pháp lý qua email.

    Email: luatsutrantrongqui@gmail.com

     
    Báo quản trị |