Chuyển nhượng phần vốn góp trong Công ty TNHH 2 thành viên

Chủ đề   RSS   
  • #581918 29/03/2022

    Hong312
    Top 75
    Lớp 6

    Vietnam --> Đăk Lăk
    Tham gia:05/05/2021
    Tổng số bài viết (878)
    Số điểm: 7537
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 137 lần


    Chuyển nhượng phần vốn góp trong Công ty TNHH 2 thành viên

    Chuyển nhượng vốn trong công ty TNHH được hiểu là thành viên hoặc chủ sở hữu chuyển giao một phần hoặc toàn bộ quyền và nghĩa vụ tương ứng với phần vốn góp của mình cho thành viên hay cá nhân, tổ chức khác không phải là thành viên của công ty.

    Mua lại phần vốn góp: (Điều 51 Luật Doanh nghiệp 2020)

    Trường hợp thành viên Công ty bỏ phiếu không tán thành đối với quyết định của Hội đồng thành viên về các vấn đề sau thì có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình:

    Sửa đổi, bổ sung các nội dung trong Điều lệ công ty liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thành viên, Hội đồng thành viên;

    Tổ chức lại công ty;

    Các trường hợp khác quy định tại Điều lệ công ty.

    Yêu cầu mua lại phần vốn góp phải bằng văn bản và được gửi đến công ty trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua quyết định vấn đề trên.

    Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu Công ty phải mua lại phần vốn góp của thành viên theo giá thỏa thuận hoặc giá thị trường hoặc giá theo nguyên tắc trong Điều lệ. Việc thanh toán chỉ được thực hiện nếu sau khi thanh toán đủ phần vốn góp được mua lại, công ty vẫn thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.

    Trường hợp công ty không mua lại phần vốn góp thì thành viên đó có quyền chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho thành viên khác hoặc người khác không phải là thành viên.

    Như vậy, Thành viên trong công ty TNHH được quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình trong Công ty. Nếu sau 15 ngày mà công ty không thể thanh toán phần vốn góp của thành viên yêu cầu, thì thành viên đó có quyền chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho người khác, là thành viên hoặc không phải là thành viên của Công ty.

    Chuyển nhượng phần vốn góp: (Điều 52 Luật Doanh nghiệp 2020)

    Điều 52. Chuyển nhượng phần vốn góp

    1. Trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 51, khoản 6 và khoản 7 Điều 53 của Luật này, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định sau đây:

    a) Chào bán phần vốn góp đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện chào bán;

    b) Chuyển nhượng với cùng điều kiện chào bán đối với các thành viên còn lại quy định tại điểm a khoản này cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chào bán.

    2. Thành viên chuyển nhượng vẫn có các quyền và nghĩa vụ đối với công ty tương ứng với phần vốn góp có liên quan cho đến khi thông tin về người mua quy định tại các điểm b, c và đ khoản 2 Điều 48 của Luật này được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký thành viên.

    3. Trường hợp chuyển nhượng hoặc thay đổi phần vốn góp của các thành viên dẫn đến chỉ còn một thành viên công ty thì công ty phải tổ chức quản lý theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và thực hiện đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hoàn thành việc chuyển nhượng.

    Như vậy, thành viên trong công ty được quyền chào bán một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho thành viên khác. Và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên trong Công ty nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chào bán. Nếu việc chuyển nhượng dẫn đến việc Công ty chỉ còn một thành viên thì thực hiện chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sang công ty TNHH một thành viên.

    Các trường hợp chuyển nhượng vốn góp trong công ty TNHH hai thành viên trở lên khác: (khoản 6, 7 Điều 53 Luật Doanh nghiệp 2020)

    - Thành viên có quyền tặng cho một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho vợ, chồng, cha, mẹ, con, người có quan hệ họ hàng đến hàng thừa kế thứ ba thì đương nhiên là thành viên của công ty. (Trường hợp người được tặng cho là người khác thì chỉ trở thành thành viên của công ty khi được Hội đồng thành viên chấp thuận)

    - Trường hợp thành viên sử dụng phần vốn góp để trả nợ: người nhận thanh toán có quyền sử dụng phần vốn góp đó theo một trong hai hình thức sau đây: Trở thành thành viên công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận/ chào bán và chuyển nhượng phần vốn góp đó (theo Điều 52 LDN)

     

     

     

     

     

    Cập nhật bởi Hong312 ngày 29/03/2022 09:17:11 SA
     
    893 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #581920   29/03/2022

    Chuyển nhượng phần vốn góp trong Công ty TNHH 2 thành viên

    Cảm ơn chia sẻ của tác giả, hiện nay trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không thể không tránh khỏi trường hợp có sự biến động về thành viên, cổ đông trong công ty. Pháp luật doanh nghiệp dự liệu được trường hợp này nên đã quy định doanh nghiệp có thể chuyển đổi loại hình của mình sao cho phù hợp với thực tế mà không phải chấm dứt hoạt động doanh nghiệp rồi thành lập doanh nghiệp mới. Luật Doanh nghiệp năm 2020 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 thay thế Luật Doanh nghiệp năm 2014 có bổ sung thêm trường hợp về chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

     
    Báo quản trị |  
  • #582142   30/03/2022

    dtlanh99
    dtlanh99
    Top 150
    Lớp 3

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/12/2021
    Tổng số bài viết (568)
    Số điểm: 4103
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 57 lần


    Chuyển nhượng phần vốn góp trong Công ty TNHH 2 thành viên

    Cảm ơn bài viết hữu ích của bạn. Pháp luật cho phép các chủ thể có quyền định đoạt phần vốn góp, có thể chuyển nhượng phần vốn góp thuộc sở hữu của mình. Tuy nhiên, để chuyển nhượng phần vốn góp, mỗi chủ thể phải tuân thủ theo những điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật. Từ những thông tin  bạn chia sẻ, có thể thấy khi chuyển nhượng phần vốn góp thành viên phải tuân thủ một số điều kiện:

    Thứ nhất, thành viên chuyển nhượng phần vốn góp phải ưu tiên chào bán cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty.

    Thứ hai, phải đảm bảo việc chào bán phần vốn góp cho người là thành viên công ty và người không phải là thành viên công ty với điều kiện giống nhau.

    Thức ba, điều kiện về thời hạn chào bán phần vốn góp cho các thành viên trong công ty.

     
    Báo quản trị |  
  • #582160   30/03/2022

    Chuyển nhượng phần vốn góp trong Công ty TNHH 2 thành viên

    Cảm ơn chia sẻ của bạn mình thấy vấn đề chuyển nhượng phần vốn góp hiện nay là rất phổ biến trong xã hội vì nhu cầu khả năng tài chính của các cá nhân các thành viên trong công ty có sự thay đổi nhất định nên với bài viết này rất hữu ích để khi ai muốn chuyển nhượng có thể tham khảo.

     
    Báo quản trị |