Chuyển hóa tội danh

Chủ đề   RSS   
  • #345950 22/09/2014

    mrtoanwithtvpl

    Male
    Chồi

    Quảng Ngãi, Việt Nam
    Tham gia:11/09/2011
    Tổng số bài viết (60)
    Số điểm: 1065
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 4 lần


    Chuyển hóa tội danh

    Xin hỏi Luật sư:

    Trong Bộ Luật HS, chương quy định về các TP xâm phạm sở hữu thì các tội danh nào có thể chuyển hóa lẫn nhau?

    Nguyễn Trung Toàn

     
    44583 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn mrtoanwithtvpl vì bài viết hữu ích
    voicha2 (10/01/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #346220   23/09/2014

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Chào bạn!

    Không có văn bản nào quy định cụ thể những tội danh nào thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu có thể chuyển hóa lẫn nhau. Tuy nhiên có vài văn bản hướng dẫn chung về việc chuyển hóa tội phạm từ một số tội chiếm doạt tài sản khác thành tội Cướp tài sản. Cụ thể:

    - Phần VII Nghị quyết số 01-HĐTP/NQ:

    VIIVỀ VIỆC CHUYỂN HÓA TỪ MỘT SỐ HÌNH THỨC CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN THÀNH CƯỚP TÀI SẢN

    Thực tiễn xét xử cho thấy các Tòa án đã định tội không thống nhất đối với các trường hợp kẻ phạm các tội chiếm đoạt tài sản (như cướp giật, công nhiên chiếm đoạt, trộm cắp, lừa đảo) đã dùng bạo lực để chiếm đoạt cho bằng được tài sản định chiếm đoạt hoặc để tẩu thoát. Nhiều Tòa án đã coi mọi trường hợp nói trên là cướp tài sản… ngược lại có Tòa án chỉ coi việc dùng bạo lực là tình tiết tăng nặng của việc chiếm đoạt chứ không kết án kẻ phạm tội về tội cướp tài sản…

    Nay cần thống nhất như sau:

    a) Nếu là trường hợp do chưa chiếm đoạt được tài sản mà kẻ phạm tội dùng vũ lực hay đe dọa dùng ngay tức khắc vũ lực để chiếm đoạt tài sản cho bằng được thì cần định tội là cướp tài sản…

    b) Nếu là trường hợp kẻ phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản rồi, nhưng chủ tài sản họăc người khác đã lấy lại được tài sản đó hoặc đang giành giật tài sản còn ở trong tay kẻ phạm tội, mà kẻ phạm tội dùng vũ lực, hoặc đe dọa dùng ngay tức khắc vũ lực để chiếm đoạt tài sản cho bằng được, thì cần định tội là cướp tài sản…

    Đối với các trường hợp trên đây chỉ cần kết án kẻ phạm tội về một tội là cướp tài sản… và coi việc chiếm đoạt (chưa thành hoặc đã thành) trước khi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng ngay tức khắc vũ lực là tình tiết diễn biến của tội phạm.

    c) Nếu việc dùng vũ lực (hoặc đe dọa dùng vũ lực) là nhằm để tẩu thoát (kể cả khi tẩu thoát cùng với tài sản đã chiếm đoạt được), thì không kết án kẻ phạm tội về cướp tài sản…, và tùy trường hợp mà kết án họ về tội phạm xảy ra trước khi dùng vũ lực (hoặc đe dọa dùng vũ lực) và coi việc dùng vũ lực (hoặc đe dọa dùng vũ lực) là tình tiết “hành hung để tẩu thoát” (tình tiết định khung hình phạt cao hơn theo các điều 131, 132, 154, 155 BLHS). Nếu việc dùng vũ lực dẫn tới hậu quả làm chết người thì kẻ phạm tội bị kết án thêm về tội giết người. Nếu hậu quả của việc dùng vũ lực là gây cố tật nặng hoặc gây thương tích dẫn đến chết người thì kẻ phạm tội bị kết án thêm về tội cố ý gây thương tích theo khoản 3 điều 109 BLHS.

    - Mục 6 Phần I Thông tư số 02/2001/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP:

    6. Khi áp đụng tình tiết "hành hung để tẩu thoát" (điểm đ khoản 2 Điều 136; điểm a khoản 2 Điều 137; điểm đ khoản 2 Điều 138 BLHS) cần chú ý:

    6.1. Phạm tội thuộc trường hợp "hành hung để tẩu thoát" là trường hợp mà người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản hoặc đã chiếm đoạt được tài sản, nhưng bị phát hiện và bị bắt giữ hoặc bị bao vây bắt giữ thì đã có những hành vi chống trả lại người bắt giữ hoặc người bao vây bắt giữ như đánh, chém, bắn, xô ngã... nhằm tẩu thoát.

    6.2. Nếu người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản hoặc đã chiếm đoạt được tài sản, nhưng đã bị người bị hại hoặc người khác giành lại, mà người phạm tội tiếp tục dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc tấn công người bị hại hoặc người khác nhằm chiếm đoạt cho được tài sản, thì trường hợp này không phải là "hành hung để tẩu thoát" mà đã có đầy đủ các dấu hiệu cấu thành tội cướp tài sản.

    Dựa vào hướng dẫn trên, có thể thấy rất nhiều tội có thể chuyển hóa thành cướng tài sản như tội "Cưỡng đoạt tài sản", "Cướp giật tài sản", "Công nhiên chiếm đoạt tài sản", "Trộm cắp tài sản", "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản"...

    Tuy các văn bản trên chỉ hướng dẫn việc chuyển hóa thành tội "Cướp tài sản", nhưng trong thực tiễn còn có cả việc chuyển hóa từ tội phạm khác thành tội "Cưỡng đoạt tài sản". Ví dụ như A trộm được tài sản thì bị chủ nhà phát hiện giằng lấy. A bảo: "Mày mà không thả ra thì sáng mai tao thuê bọn đầu gấu đến đánh mày thành tật luôn". Chủ nhà sợ nên phải để cho A mang tài sản đi. Như vậy hành vi của A đối với chủ nhà là hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực chứ không phải là đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc, nên tội phạm được chuyển hóa thành "Cưỡng đoạt tài sản" chứ không phải là "Cướp tài sản".

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    bienxanhblog (24/11/2015) voicha2 (10/01/2018)
  • #491783   15/05/2018

    TuyenBig
    TuyenBig
    Top 100
    Female
    Trung cấp

    Bắc Kạn , Việt Nam
    Tham gia:27/03/2018
    Tổng số bài viết (741)
    Số điểm: 27039
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 949 lần


    Hiện tại: Xét về tính hiệu lực áp dụng thì:

    Nghị quyết số 01-HĐTP/NQ đã hết hiệu lực 

    Thông tư số 02/2001/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP đang còn hiệu lực thi hành. Tuy nhiên, Thông tư chỉ nêu lên quy định chi tiết Khi áp đụng tình tiết "hành hung để tẩu thoát" với các tội như: Tội cướp giật tài sản; Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản; Tội trộm cắp tài sản và việc chuyển hóa từ hành vi này sang tội cướp tài sản được BachThanhDC phân tích như trên

    Vậy, hiện tại nên áp dụng văn bản nào cho đúng và có văn bản khác hướng dẫn về chuyển hóa tội danh với các tội phạm xâm phạm quyền sở hữu hay không? Mong Thành viên Dân luật cùng chia sẻ.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TuyenBig vì bài viết hữu ích
    toi22vp (05/10/2020)