>>>Những điều có thể bạn chưa biết về chứng minh nhân dân
>>>Sự khác nhau giữa Thẻ căn cước công dân và CMND 12 số?
Theo quy định Điều 5 Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BCA quy định những trường hợp phải làm thủ tục đổi chứng minh nhân dân bao gồm:
- Chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng;
- Chứng minh nhân dân hư hỏng không sử dụng được;
- Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;
- Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Thay đổi đặc điểm nhận dạng.
Theo quy định trên, thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú là một trong những căn cứ để làm lại chứng minh thư.Theo đó, trường hợp chuyển hộ khẩu thường trú ra ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì phải đổi chứng minh nhân dân. Còn trường hợp chuyển hộ khẩu đến nơi mới trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì không bắt buộc phải thực hiện thủ tục này.
Hiện nay, nếu công dân xin đổi chứng minh nhân dân thì theo quy định tại Luật Căn cước công dân 2014, Thông tư 11/2016/TT-BCA, công dân có chứng minh nhân dân 9 số và 12 số theo mẫu cũ sẽ được cấp đổi sang thẻ Căn cước công dân. Các giấy tờ, bằng cấp có liên quan đến số chứng minh nhân dân cũ vẫn có giá trị sử dụng. Khi có các giao dịch cần thiết liên quan đến chứng minh thư cũ thì bạn có thể yêu cầu cơ quan Công an xác nhận về số chứng minh thư cũ.
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết đó là: cơ quan công an (Công an cấp huyện, Cục Cảnh sát ĐKQL cư trú và DLQG về dân cư,…).
Tuy nhiên, việc sử dụng giấy chứng minh thư cũ sẽ gây ảnh hưởng tới việc thực hiện các thủ tục hành chính cũng như giao dịch dân sự, do nơi đăng ký thường trú trong sổ hộ khẩu và giấy chứng minh thư của công dân khác nhau. Do đó, nếu rơi vào trường hợp chuyển hộ khẩu ra khỏi địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì công dân cần thực hiện thủ tục cấp đổi chứng minh thư trong thời gian sớm nhất.