Chuỗi bài viết nhân quyền

Chủ đề   RSS   
  • #409732 15/12/2015

    woonopro

    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/10/2015
    Tổng số bài viết (82)
    Số điểm: 2411
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 107 lần


    Chuỗi bài viết nhân quyền

    Nhân quyền luôn là một chế định quan trọng cấu thành nên Hiến pháp. Đồng thời đây cũng là vấn đề gây nhiều xôn xao trong dư luận bởi "nhân quyền" có thực sự được thực thi theo đúng cái bản chất người ta đã tạo nên không. Sau đây là chuỗi biết viết theo quan điểm cá nhân về vấn đề nhân quyền. Đa phần bài viết sau đây đều do chính bản thân mình viết, đôi khi các bạn sẽ thấy nó trùng ở một blog hoặc web khác nhưng đều chính cùng một người viết. Mong nhận được góp ý từ phía mọi người:

    QUYỀN IM LẶNG VÀ ÁN LỆ MIRANDA

    Thông qua Án lệ nổi tiếng tại Hòa Kỳ - Án lệ Miranda,  ta có thể thấy rằng nghi can, nghi phạm hoàn toàn có quyền được biết quyền của mình. Người bị tình nghi phạm tội cần được cảnh sát thông báo trước khi thẩm vấn rằng họ có quyền giữ im lặng, từ chối trả lời câu hỏi và bất cứ điều gì người đó nói có thể dùng làm bằng chứng chống lại họ trước tòa. Cũng như người tình nghi có quyền không khai báo cho đến khi có luật sư, các nghi phạm có thể trả lời trước khi luật sư đến và ngưng bất cứ khi nào để chờ sự có mặt của luật sư. Nếu không có chi phí thuê luật sự thì nhà nước sẽ cung cấp một luật sư cho họ.

    Hiện nay tại Việt Nam, quyền được im lặng vẫn còn là một tranh cãi, nhưng nhìn một cách khách quan thì không chỉ quyền được im lặng mà còn rất nhiều quyền khác chưa thật sự được thực thi trên thực tại, có nhiều trường hợp nghi can, nghị phạm không được biết mình có những quyền gì, từ đó nảy sinh không ít tiêu cực trong quá trình tố tụng hình sự.

    Quyền im lặng tại Mỹ

    Quyền im lặng là một trong những quyền đã được ghi nhận từ lâu trong pháp luật Mỹ. Theo quy định tại Tu chính án 5 Hiến pháp Mỹ ( phê chuẩn ngày 15 tháng 12 năm 1791): "Không người nào bị buộc phải trả lời về một tội có mức án tử hình hoặc một trọng tội nào khác, nếu không có một cáo tội trạng hay tố cáo trạng do một đại bồi thẩm đoàn đưa ra, ngoại trừ trong các trường hợp xảy ra trong lục quân, hải quân, hoặc trong hàng ngũ dân quân, khi đang thi hành công vụ trong thời chiến hoặc khi có nguy hiểm cho quần chúng; và không người nào phải bị xử hai lần cho cùng một tội có thể đưa đến tử hình hoặc giam cầm; và trong bất kỳ vụ án hình sự nào cũng không phải bị ép buộc làm nhân chứng chống lại chính mình, và không thể bị tước đoạt sinh mạng, tự do, hoặc tài sản, nếu không qua một quá trình xét xử theo đúng thủ tục quy định của pháp luật; không một tài sản tư hữu nào bị trưng dụng cho mục đích công cộng nếu không được bồi thường thỏa đáng".

    Việc sử dụng "Quyền không tự buộc tội bản thân" bao gồm Quyền im lặng và từ chối trả lời mọi câu hỏi, vì mọi lời nói của một người đều có thể bị đem ra làm bằng chứng chống lại bản thân anh ta. Ngoài ra theo Tu chính án 5 còn bắt công tố viên ngoài lợi khai bị cáo còn phải có bằng chứng khác để chứng minh bị cáo có tội

    Lời cảnh báo Miranda

    Lời cảnh báo Miranda đã trở án lệ theo một phán quyết năm 1966 của Tòa án tối cao Hòa Kỳ trong vụ Miranda kiện Arizona (xem ở bài viết trước). Theo đó "Anh có quyền giữ im lặng và từ chối trả lời câu hỏi. Bất cứ điều gì anh nói cũng sẽ được dùng để chống lại anh trước tòa. Anh có quyền có luật sư trước khi khai báo với cảnh sát và luật sư sẽ hiện diện khi cảnh sát thẩm vấn anh. Nếu anh không thể tìm được luật sư, anh sẽ được cung cấp một luật sư trước khi trả lời các câu hỏi. Anh có thể trả lời câu hỏi khi không có luật sư, nhưng anh vẫn có quyền ngưng trả lời bất cứ lúc nào để chờ sự có mặt của luật sư." .

     Lời cảnh báo Miranda thường  được thông báo ngay sau khi nghi phạm bị bắt giữ. Cảnh sát sẽ phải lập tức dừng việc thẩm vấn một người nếu : Sau khi người đó được cung cấp Lời cảnh báo Miranda

    + Nghi phạm nói rõ rằng anh ta không muốn trả lời, nói chuyện hoặc

    + Nghi phạm nói rõ rằng anh ta muốn nói chuyện với một luật sư.

    Quyền im lặng không chỉ dừng lại ở phòng thẩm vấn mà còn có cả tại tòa án, bồi thẩm đoàn và công tố viên không được phép suy diễn việc bị cáo sử dụng Quyền im lặng có nghĩa là bị cáo có tội, quyền im lặng còn có thể được nhân chứng sử dụng. Tuy nhiên nếu bị cáo quyết định đứng lên làm chứng và đưa ra các lời khai thì người đó không còn quyền từ chối trả lời các câu hỏi có liên quan đến lời khai đó.

    Quyền im lặng tại Việt Nam

    Tại Việt Nam trong thời gian gần đây đang dấy lên tranh cãi giữa các nhà khoa học pháp lý, luật sư, luật gia về vấn đề có nên qui định “quyền im lặng” hay không ? và liệu nếu quy định thì nó sẽ có những tác động như thế nào đến quá trình tố tụng hình sự ? Trong Công ước về quyền con người của Liên hợp quốc mà Việt Nam gia nhập tuy không đề cập trực tiếp khái niệm "quyền im lặng", nhưng điều 14.3(g) quy định " quyền không bị buộc phải cung khai bất lợi cho mình và quyền không thú tội". Quyền này cũng quyền được suy đoán vô tội tại điều 14.2 được nhà nước và tòa án ở nhiều quốc gia đồng nhất hoặc phát sinh ra quyền im lặng. Vấn đề quyền im lặng đã và đang được áp dụng ở nhiều quốc gia, nhưng ở Việt Nam thì chỉ mới được quy định trong Dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi)

    Theo quy định tại :

    - tiết d, điều 57: Người bị bắt, Dự thảo Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi) quy định:

    d) Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;

    -  tiết c, Điều 58: Người bị tạm giữ, Dự thảo Bộ luật tố tụng hình sự, quy định:

    c) Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;

    - tiết d, Điều 59: Bị can có quy định:

    d) Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;

    Theo đó người bị bắt giữ, tạm giữ, bị can hoàn toàn có quyền không khai báo những thông tin được cho là bất lợi với bản thân hay cũng có thể hiểu là “bất hợp tác” với cơ quan điều tra. Việc đặt ra quy định trong Dự thảo đã khiến dấy lên không ít suy nghĩ:

    Thứ trưởng Công an Lê Quý Vương chia sẽ: “Tôi băn khoăn lắm về câu chuyện “quyền im lặng", nếu đưa vào luật thì chẳng ai làm được”. Thượng tướng Vương phân tích, trước một vụ án thì cơ quan điều tra phải bảo vệ bị hại. "Họ chết rồi có tỉnh lại để tố giác tội phạm không? Và nếu như nghi phạm bất hợp tác, không khai báo hoặc chờ vài ngày đến khi Luật sư đến thì vụ án sẽ như thế nào”. Dưới cách hiểu hiện nay của phần lớn người dân, quyền im lặng được xem là quyền không cần khai bất cứ điều gì, nếu chỉ hiểu theo cách hiểu đó thì sẽ gây không ít khó khăn cho cơ quan điều tra cũng như khó đảm bảo tính công bằng của pháp luật, nhất là với thủ tục pháp lý hiện nay để Luật sư có thể đến hỗ trợ thân chủ cũng mất một khoảng thời gian, trong thời gian đó sẽ gây bao nhiêu khó khăn cho quá trình điều tra.

    Nhưng nếu không quy định “quyền im lặng” thì cũng không được, trong thời gian qua từng có không ít vụ việc cơ quan điều tra dùng nhục hình, ép cung, móm cung, làm sai lệch sự thật của vụ án nhằm nhanh chóng kết án, chưa kể nếu bị can, bị cáo không khai báo sẽ bị hội đồng xét xử xử phạt nghiêm khắc hơn.

    Gắn liền với "quyền im lặng" còn có quyền tự bào chữa, nhờ luật sự hoặc người bào chữa đã được quy định tại khoản 4, điều 31 Hiến pháp năm 2013. Đây là quyền tự do dân chủ trọng yếu trong các quyền tự do dân chủ của công dân, trở thành mọi nguyên tắc tố tụng căn bản phải được tôn trọng và triệt để thực hiện. Cũng như trong Thông tư số 2225-HCTP ngày 24/10/1956 của Bộ Tư pháp theo tinh thần chỉ đạo kiểm điểm công tác tư pháp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, rằng nếu người bị tạm giữ, bị can, bị cáo không được sử dụng đầy đủ quyền bào chữa thì không gọi là có công lý. Hiến pháp 2013 cũng ghi nhận nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được đảm bảo, trong đó đề cao vị trí, vai trò của chủ thể tham gia tranh tụng là luật sư ( khoản 5, Điều 103). Những nội dung mới nói trên cần được quán triệt và thể hiện trong các nguyên tắc và qui định cụ thể của Chương VII ( mới) của Bộ luật TTHS về bào chữa như Liên đoàn Luật sự Việt Nam đề xuất.

                Quyền im lặng có nên quy định?

                Thực tế vai trò của quyền im lặng không thể nào phủ nhận, có thể xem đây là một quyền tiến bộ trong việc đảm bảo quyền con người nhưng nếu áp dụng một cách rập khuôn quyền im lặng vào luật tố tụng hình sự Việt Nam thì sẽ gây không ít tai hại. Dưới gốc độ bản thân, thiết nghĩ quyền im lặng cần được ghi nhận nhưng có những điều chỉnh, thay đổi phù hợp với pháp luật, hướng đến sự tự nguyện, tức bị can, bị cáo có quyền im lặng cho đến khi có luật sư đến, tuy nhiên những gì bị can, bị cáo khai trước khi luật sư đến sẽ giúp họ giảm tội; đồng thời hoàn thiện hóa thủ tục pháp lý để luật sư hỗ trợ thân chủ, tránh kéo dài như hiện nay.

     

     

     

     
    6023 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #409734   15/12/2015

    woonopro
    woonopro

    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/10/2015
    Tổng số bài viết (82)
    Số điểm: 2411
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 107 lần


    BONDAGE – CÓ BỊ TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ?

     

    Bondage hay "nghệ thuật" Bondage là một hình thức xả tress từ lâu của người Nhật, cũng có thể xem đó là một hình thái tâm sinh lý, hành vi, quan điểm, sở thích khoái lạc kì lạ của một bộ phận người trưởng thành. Tuy nhiên vì những yếu tố kì lạ của "bộ môn nghệ thuật" này nên giữa nghệ thuật và tình dục luôn xen kẻ vào nhau, cũng như bạo dâm và khổ dâm luôn song hành một cách tự nguyện. Nhưng cũng chính từ những điều trên nảy sinh không ít câu hỏi pháp lý liên quan đến Bondage.

    Cũng có thể nói rằng nước Nhật là cội nguồn của Bondage, cách đây 10 năm trào lưu văn hóa sex bắt đầu ở giới trẻ Nhật, người ta tìm đến sex như một cách giải tỏa những bế tắc trong cuộc sống, thậm chí rất rất nhiều tác phẩm điện ảnh, văn học công khai khai thác vấn đề tư duy sex, lối sống sex như Rừng Nauy, Người đẹp ngủ mê hay các bộ phim The Horrors Of Malformed Men, The Whispering of the Gods... Tuy nhiên vẫn chưa dừng lại ở đó, khi mà áp lực cuộc sống ngày càng tăng cao cũng là lúc Bondage ra đời.

     

    Bondage cũng có thể xem là một phần của BDSM: Bondage (nô lệ), Discipline (trừng phạt), Sadism (bạo dâm) và Masochism (khổ dâm). Tùy theo mỗi quốc gia mà sẽ có những hình thức Bondage khác nhau, chẳng hạn như Châu Âu thì khá mạnh bạo với những thiết bị máy móc hỗ trợ, còn Châu Á thì nhẹ nhàng hơn với các kiểu trói nghệ thuật... nhưng nhìn chung thì bản chất của Bondage là hình thức giải trí sex và cần phân biệt rằng bản chất của Bondage không bao gồm tình dục mà chỉ những hình thức biến thể Bondage tại các quốc gia mới bao gồm tình dục.

    Bondage tại Việt Nam

    Thời gian gần đây tại Việt Nam, Bondage đã bắt đầu du nhập và khá thịnh hành trong giới trẻ lẫn một bộ phận trung niên Việt, tuy nhiên nó có nhiều điểm khác so với các nước. Tại Việt Nam Bondage  pha lệch yếu tố tình dục khá nhiều, đôi khi có thể xem là sự kết hợp giữa Bạo dâm và  khố dâm , đặc biệt thay vì phổ biến ở nữ giới như các nước thì tại Việt Nam Bondage lại phổ biến ở nam giới đồng tính hơn.

     

    Từ việc thay đổi bản chất của Bondage như hiện nay nên xuất hiện không ít câu hỏi pháp lý chẳng hạn như: Nếu Bondage mang tính tự nguyện thì có bị xử lý hình sự? Bondage đồng tính có bị xem là ngoại tình?  và liệu có nên cấm Bondage hay không ?.. Đó là những câu hỏi chưa được pháp luật Việt quy định một cách cụ thể mà chỉ có thể hiểu dưới gốc độ cá nhân, tuy nhiên cũng có vấn đề nảy sinh từ Bondage hoàn toàn có thể giải đáp ngay dưới góc độ pháp lý đó là hiện nay có khá nhiều người đồng tính nam khi chơi Bondage thường thích sử dụng quân phục, cảnh phục như quân phục của bộ đội, công an, cảnh sát cơ động kèm theo những quân hàm… Theo quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 32 Nghị định 120/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính quốc phòng cơ yếu: “Mặc quân phục có gắn cấp hiệu hoặc phù hiệu, cành tùng, biển tên quân nhân, biểu tượng quân binh chủng trái phép.” Sẽ bị phạt tiền từ 500 000 – 1 000 000 đồng. Tuy nhiên còn các câu hỏi pháp lý khác thì phải giải quyết thế nào?

    Bondage “tự nguyện” có vi phạm luật hình sự?

    Cần phải xét ra nhiều trường hợp, bao gồm: Bondage có yếu tố tình dục và Bondage không có yếu tố tình dục. Tuy nhiên vì yếu tố tình dục luôn tồn tại ít nhiều trong Bondage nên chỉ xét trường hợp Bondage có pha trộn yếu tố tình dục. Vậy thì trong Bondage có quan hệ tình dục sẽ xét hai gốc độ đó là “chơi” với trẻ chưa đủ tuổi thành niên và “chơi” với người đã đủ thành niên ( khác giới và cùng giới ), và đương nhiên dù trong trường hợp nào thì cả hai bên đều mang tính tự nguyện hoàn toàn.

    Trước tiên là Bondage với trẻ chưa đủ tuổi thành niên (cùng giới, khác giới), khi bắt đầu “cuộc chơi” người chủ động ( gọi là Boss/Master) và người bị động ( gọi là Slave…) sẽ có những thỏa thuộc mang tính tự nguyện, sau đó Master sẽ trói là Slv lại, do đó SLv sẽ hoàn toàn trong thế bị động, nhưng lại xuất phát từ sự tự nguyện, do đó không thể quy sang tội hiếp dâm được. Cụ thể tại khoản 1 Điều 111 Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009) có quy định rõ về tội hiếp dâm "Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ, thì bị phạt từ hai năm đến bảy năm" nhưng trong trường hợp ở đây thì hoàn toàn xuất phát từ sự tự nguyện hai phía nên không thể quy Bondage thành tội hiếp dâm, tuy nhiên vẫn có trường hợp “Boss” bị phạt tù theo quy định tại khoản4 Điều 112: "Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi là phạm tội hiếp dâm trẻ em và người phạm tội bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình" và còn tùy theo mức độ mà sẽ có hình phạt tù khác nhau.

    Thứ hai là Bondage với người đã đủ tuổi thành niên (cùng giới, khác giới), tại Việt Nam luật chưa có những điều khoản quy định cụ thể về vấn đề đồng tính nên việc giải quyết các vụ việc liên quan đến đồng tính đều khá khó giải quyết, còn với chơi Bondage cùng người khác giới đã trên tuổi thành niên nhưng có yếu tố tự nguyện thì không có cơ sở gì để xử phạt tội hiếp dâm.

    Tuy nhiên điểm chung của Bondage với người đã đủ tuổi thành niên lẫn chưa đủ tuổi thành niên, dù cùng giới hay khác giới chính là đã xâm phạm vào thân thể, danh dự người khác. Tại Điều104 Bộ luật Hình sự 1999 (có sửa đổi, bổ sung 2009) có quy định về tội cố ý gây thương tích, tổn hại cho sức khỏe người khác; dù là xuất phát ở sự tự nguyện hay không tự nguyện cũng không thể phủ nhận những tổn thương thể xác từ Bondage gây ra, theo quy định tại Điều104 tùy vào tỷ lệ thương tật mà sẽ có mức phạt tương thích cho “Boss”, chẳng hạn như khoản1, Điều 104 nếu tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% trong một số trường hợp sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Đồng thời Bộluật Hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009) cũng quy định với tội xúc phạm, làm nhục danh dự người khác tại Điều 121, khoản 1 Điều này ghi rõ "Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm"

    Như vậy Bondage có thể không bị xử phạt dưới tội vi phạm tình dục, hiếp dâm nhưng sẽ bị xử phạt dưới tội xâm phạm danh dự, thân thể người khác.

    Bondage có bị coi là ngoại tình?

    Trong quy định tại khoản1 Điều 147 Bộ luật hình sự quy định về xử phạt hành vi ngoại tình: "Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm". Theo đó một hành vi được coi là ngoại tình khi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác, trong Bondage (khác giới) chỉ là quan hệ giải trí pha tình dục, các chủ thể luôn coi nhau không bình đẳng như vợ chồng mà ở một địa cao – thấp, do đó không thể xét là chung sống như vợ chồng, đó là chỉ là một hoạt động mang tính tạm thời; còn với Bondage (cùng giới) thì càng không thể quy là tội ngoại tình bởi lẽ luật pháp Việt Nam chỉ thừa nhận vợ chồng là quan hê giữa hai người khác giới, chưa thừa nhận kết hôn đồng tính thì chưa có cơ sở để khẳng định việc hai người đàn ông/ phụ nữ thân mật với nhau là vợ chồng.

    Bondage có nên bị cấm?

    Gần đây hay xuất hiện các vụ án mạng mà nạn nhân trong tình trạng bị trói chặt miệng, tay chân... sự việc trên đã khiến cộng đồng “dân chơi” Bondage xôn xao một thời gian vì trong tình trạng “trói chặt” sẽ chẳng thể làm được gì. Tuy nhiên nhìn nhận một cách khác quan thì Bondage cũng có những mặt tích cực lẫn tiêu cực. Cái tích cực là khả năng giải trí, xua tan những áp lực cuộc sống đời thường nhưng cũng không thể phủ nhận cái tiêu cực trong việc ảnh hưởng sức khỏe, thân thể người khác, thậm chí có thể dẫn đến án mạng trong cuộc chơi và sự lệch lạc tâm sinh lý sau chơi.

    Với quan điểm bản thân, tôi nghĩ rằng nếu Bondage tồn tại ở đúng bản chất nguyên thuần, chỉ là một hình thức giải trí pha trộn rất rất ít yếu tố sex thì nên để nó tồn tại trong một bộ người dân (giới trẻ), xem như một nét văn hóa du nhập từ nước ngoài; nhưng nếu nó đã quá lệch lạc, đi quá xa so với bản chất và có những yếu tố nguy hiểm, chiếm hữu cao thì nên loại trừ một cách hiệu quả, vừa đảm bảo tính văn minh, tránh gây phản cảm.

    Bài viết dựa trên quan điểm, sự tìm hiểu bản thân

     

     
    Báo quản trị |