Chứng từ kế toán nước ngoài có cần phải dịch công chứng?

Chủ đề   RSS   
  • #596884 05/01/2023

    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (1981)
    Số điểm: 14204
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 316 lần


    Chứng từ kế toán nước ngoài có cần phải dịch công chứng?

    Theo quy định tại Khoản 5 Điều 5 Nghị định 174/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật kế toán:

    "Điều 5. Chứng từ kế toán

    ...

    5. Các chứng từ kế toán ghi bằng tiếng nước ngoài khi sử dụng để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính ở Việt Nam phải được dịch các nội dung chủ yếu quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật kế toán ra tiếng Việt. Đơn vị kế toán phải chịu trách nhiệm về tính chính xác và đầy đủ của nội dung chứng từ kế toán được dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt. Bản chứng từ kế toán dịch ra tiếng Việt phải đính kèm với bản chính bằng tiếng nước ngoài.

    Các tài liệu kèm theo chứng từ kế toán bằng tiếng nước ngoài như các loại hợp đồng, hồ sơ kèm theo chứng từ thanh toán, hồ sơ dự án đầu tư, báo cáo quyết toán và các tài liệu liên quan khác của đơn vị kế toán không bắt buộc phải dịch ra tiếng Việt trừ khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền."

    Theo đó, chứng từ kế toán bằng tiếng nước ngoài thì đơn vị kế toán phải chịu trách nhiệm về tính chính xác và đầy đủ của nội dung chứng từ kế toán được dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt. Ở đây đơn vị có thể tự dịch ,không bắt buộc phải công chứng bản dịch mà đơn vị có thể tự dịch nhưng phải đảm bảo về tính chính xác của chứng từ kế toán khi dịch

    Đồng thời tại Điều 85 Thông tư 80/2021/TT-BTC hướng dẫn Luật Quản lý thuế và Nghị định 126/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành:

    "Điều 85. Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản giao dịch với cơ quan thuế

    Ngôn ngữ được sử dụng trong hồ sơ thuế là tiếng Việt. Tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt. Người nộp thuế ký tên, đóng dấu trên bản dịch và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung bản dịch. Trường hợp tài liệu bằng tiếng nước ngoài có tổng độ dài hơn 20 trang giấy A4 thì người nộp thuế có văn bản giải trình và đề nghị chỉ dịch những nội dung, điều khoản có liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế."

    Như vậy, đối với chứng từ, tài liệu (trong đó có chứng từ kế toán) khi nộp cơ quan thuế thì người nộp thuế ký tên, đóng dấu trên bản dịch và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung bản dịch (không bắt buộc phải công chứng bản dịch).

     
    936 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn linhtrang123456 vì bài viết hữu ích
    admin (25/04/2023) ThanhLongLS (07/01/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #597299   24/01/2023

    minhtai99
    minhtai99
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:14/06/2022
    Tổng số bài viết (412)
    Số điểm: 3785
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 119 lần


    Chứng từ kế toán nước ngoài có cần phải dịch công chứng?

    Tại Điều 120 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định dịch chứng từ kế toán ra tiếng Việt:

    Các chứng từ kế toán ghi bằng tiếng nước ngoài, khi sử dụng để ghi sổ kế toán ở Việt Nam phải được dịch ra tiếng Việt. Những chứng từ ít phát sinh hoặc nhiều lần phát sinh nhưng có nội dung không giống nhau thì phải dịch toàn bộ nội dung chứng từ kế toán. Những chứng từ phát sinh nhiều lần, có nội dung giống nhau thì bản đầu phải dịch toàn bộ, từ bản thứ hai trở đi chỉ dịch những nội dung chủ yếu như: Tên chứng từ, tên đơn vị và cá nhân lập, tên đơn vị và cá nhân nhận, nội dung kinh tế của chứng từ, chức danh của người ký trên chứng từ… Người dịch phải ký, ghi rõ họ tên và chịu trách nhiệm về nội dung dịch ra tiếng Việt. Bản chứng từ dịch ra tiếng Việt phải đính kèm với bản chính bằng tiếng nước ngoài.

    Như vậy, các chứng từ kế toán bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt đính kèm với bản chính bằng tiếng nước ngoài.

     
    Báo quản trị |  
  • #597303   24/01/2023

    nguyenthikimdung2000
    nguyenthikimdung2000
    Top 500
    Lớp 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/08/2022
    Tổng số bài viết (241)
    Số điểm: 2480
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 67 lần


    Chứng từ kế toán nước ngoài có cần phải dịch công chứng?

    Theo Điều 5 Luật Quản lý thuế 2019 quy định văn bản giao dịch với cơ quan thuế:

    1. Văn bản giao dịch với cơ quan thuế bao gồm tài liệu kèm theo hồ sơ thuế, công văn, đơn từ và các tài liệu khác do người nộp thuế, tổ chức được uỷ nhiệm thu thuế và các tổ chức, cá nhân khác gửi đến cơ quan thuế. Đối với những văn bản, hồ sơ phải nộp cơ quan thuế theo quy định thì người nộp thuế nộp 01 bộ

    2. Văn bản giao dịch với cơ quan thuế phải ký, ban hành đúng thẩm quyền; thể thức văn bản, chữ ký, con dấu trên văn bản phải thực hiện theo quy định của pháp luật về công tác văn thư

    3. Văn bản giao dịch với cơ quan thuế được thực hiện thông qua giao dịch điện tử thì phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về giao dịch điện tử

    4. Ngôn ngữ được sử dụng trong hồ sơ thuế là tiếng Việt. Tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt. Người nộp thuế ký tên, đóng dấu trên bản dịch và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung bản dịch. Trường hợp tài liệu bằng tiếng nước ngoài có tổng độ dài hơn 20 trang giấy A4 thì người nộp thuế có văn bản giải trình và đề nghị chỉ cần dịch những nội dung, điều khoản có liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế.

    Căn cứ Điều 20 Luật kế toán 2015 quy định về hóa đơn

    1. Hóa đơn là chứng từ kế toán do tổ chức, cá nhân bán hàng, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật

    Căn cứ Khoản 5 Điều 5 Nghị định 174/2016/NĐ-CP quy định về chứng từ kế toán:

    5. Các chứng từ kế toán ghi bằng tiếng nước ngoài khi sử dụng để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính ở Việt Nam phải được dịch các nội dung chủ yếu quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật kế toán ra tiếng Việt. Đơn vị kế toán phải chịu trách nhiệm về tính chính xác và đầy đủ của nội dung chứng từ kế toán được dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt. Bản chứng từ kế toán dịch ra tiếng Việt phải đính kèm với bản chính bằng tiếng nước ngoài.

    Các tài liệu kèm theo chứng từ kế toán bằng tiếng nước ngoài như các loại hợp đồng, hồ sơ kèm theo chứng từ thanh toán, hồ sơ dự án đầu tư, báo cáo quyết toán và các tài liệu liên quan khác của đơn vị kế toán không bắt buộc phải dịch ra tiếng Việt trừ khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    Như vậy:

    + Hóa đơn ghi bằng tiếng nước ngoài (như hóa đơn thương mại) khi sử dụng để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính ở Việt Nam phải được dịch các nội dung chủ yếu ra tiếng Việt cho mục đích tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

    + Riêng các tài liệu kèm theo chứng từ kế toán bằng tiếng nước ngoài như các loại hợp đồng, hồ sơ kèm theo chứng từ thanh toán, hồ sơ dự án đầu tư, báo cáo quyết toán và các tài liệu liên quan khác của đơn vị kế toán không bắt buộc phải dịch ra tiếng Việt trừ khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

     
    Báo quản trị |  
  • #597308   24/01/2023

    Chứng từ kế toán nước ngoài có cần phải dịch công chứng?

    Cám ơn bài viết chia sẻ hữu ích của tác giả. Qua bài viết này mà mình biết được thêm thông tin về các chứng từ kế toán nước ngoài, khi sử dụng và nộp cho cơ quan thuế thì phải dịch sang tiếng Việt, không yêu cầu bắt buộc phải công chứng, tuy nhiên, người nộp thuế phải ký tên trên bản dịch và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung của bản dịch

     
    Báo quản trị |  
  • #597602   29/01/2023

    Chứng từ kế toán nước ngoài có cần phải dịch công chứng?

    Căn cứ Điều 120 Thông tư 200/2014/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Thông tư 53/2016/TT-BTC như sau:

     
    Điều 120. Dịch chứng từ kế toán ra tiếng Việt
     
    1. Các chứng từ kế toán ghi bằng tiếng nước ngoài, khi sử dụng để ghi sổ kế toán ở Việt Nam phải được dịch ra tiếng Việt. Những chứng từ ít phát sinh hoặc nhiều lần phát sinh nhưng có nội dung không giống nhau thì phải dịch toàn bộ nội dung chứng từ kế toán. Những chứng từ phát sinh nhiều lần, có nội dung giống nhau thì bản đầu phải dịch toàn bộ, từ bản thứ hai trở đi chỉ dịch những nội dung chủ yếu như: Tên chứng từ, tên đơn vị và cá nhân lập, tên đơn vị và cá nhân nhận, nội dung kinh tế của chứng từ, chức danh của người ký trên chứng từ... Người dịch phải ký, ghi rõ họ tên và chịu trách nhiệm về nội dung dịch ra tiếng Việt. Bản chứng từ dịch ra tiếng Việt phải đính kèm với bản chính bằng tiếng nước ngoài.
     
    2. Các tài liệu kèm theo chứng từ kế toán như các loại hợp đồng, hồ sơ kèm theo chứng từ thanh toán, hồ sơ dự án đầu tư, báo cáo quyết toán và các tài liệu liên quan khác không phải dịch ra tiếng Việt trừ trường hợp khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
     
    Như vậy, các chứng từ kế toán ghi bằng tiếng nước ngoài, khi sử dụng để ghi sổ kế toán ở Việt Nam phải được dịch ra tiếng Việt.
     
    Báo quản trị |  
  • #597610   29/01/2023

    dtlanh99
    dtlanh99
    Top 150
    Lớp 3

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/12/2021
    Tổng số bài viết (568)
    Số điểm: 4103
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 55 lần


    Chứng từ kế toán nước ngoài có cần phải dịch công chứng?

    Cảm ơn chia sẻ của bạn. Để thống nhất, đảm bảo tính chính xác trong thực hiện các thủ tục kế toán, pháp luật quy định ngôn ngữ sử dụng trong hoạt động thuế, kế toán là tiếng việt. Hiện nay, việc giao dịch thương mại với nước ngoài rất phổ biến và được đẩy mạnh, do đó việc phát sinh các chứng từ ngôn ngữ nước ngoài là điều thường gặp. Nhằm đơn giản hoá, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, pháp luật cho phép sử dụng các bản dịch chứng từ kế toán mà không cần công chứng, tuy nhiên, kế toán dịch phải chịu trách nhiệm về độ chính xác của bản dịch.

     
    Báo quản trị |  
  • #597662   29/01/2023

    minhcong99
    minhcong99
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/03/2022
    Tổng số bài viết (438)
    Số điểm: 3985
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 36 lần


    Chứng từ kế toán nước ngoài có cần phải dịch công chứng?

    Cảm ơn bạn đã chia sẽ bài viết hữu ích trên. Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán. Chứng từ kế toán là một loại tài liệu kế toán. Một số loại Chứng từ KT thông dụng có thể kể đến: Bảng chấm công; Phiếu nhập, xuất kho; Phiếu thu, phiếu chi; Biên lai thu tiền; Giấy đề nghị thanh toán; Biên bản giao nhận tài sản cố định; Biên bản đánh giá lại tài sản cố định; Hóa đơn GTGT; Hóa đơn bán hàng…
     
     
    Báo quản trị |