Chứng cứ trong vụ án hình sự

Chủ đề   RSS   
  • #507282 12/11/2018

    tientaetae
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/10/2018
    Tổng số bài viết (312)
    Số điểm: 2768
    Cảm ơn: 22
    Được cảm ơn 52 lần


    Chứng cứ trong vụ án hình sự

    Theo điều 86 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 : " Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án."

    Một chứng cứ được cho là có tính chứng minh trong vụ án phải đảm bảo 3 tính chất: Tính khách quan, tính hợp pháp và tính liên quan. Tính khách quan chỉ ra rằng các chứng cứ được hình thành không nằm trong dự liệu, mong muốn của con người, bản thân nó là tự hình thành trong quá trình diến ra vụ án, không phải được dàn dựng. Tính hợp pháp yêu cầu các chứng cứ phải được thu thập, phát hiện, lưu trữ theo một trình tự pháp luật quy định. Dù cho chứng cứ có tính xác thực, khách quan nhưng quá trình thu thập, lưu trữ không tuân theo pháp luật thì cũng mất đi tính chứng minh. Trong thực tế xảy ra nhiều trường hợp vì lỗi của người điều tra, người tiến hành tố tụng không thực hiện đúng theo pháp luật mà gây mất giá trị chứng minh của các chứng cứ quan trọng, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của đương sự trong vụ án. Và cuối cùng là tính liên quan đến vụ án. Tính chất này là tất yếu vì một chứng cứ không thể có tính chứng minh nếu nó không liên quan trực tiếp đến các tình tiết của vụ án. Về nguồn của chứng cứ được quy định tại điều 87 Bộ luật TTHS 2015:

    "Chứng cứ được thu thập, xác định từ các nguồn:

    a) Vật chứng;

    b) Lời khai, lời trình bày;

    c) Dữ liệu điện tử;

    d) Kết luận giám định, định giá tài sản;

    đ) Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án;

    e) Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác;

    g) Các tài liệu, đồ vật khác."

                                             

     

    Cập nhật bởi tientaetae ngày 12/11/2018 12:55:22 CH Cập nhật bởi tientaetae ngày 12/11/2018 12:53:17 CH Cập nhật bởi tientaetae ngày 12/11/2018 12:53:00 CH
     
    7270 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #507690   15/11/2018

    Vật chứng trong chứng cứ được hiểu là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội; vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm cũng như tiền bạc và vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội và được thu thập một cách hợp pháp.

     
    Báo quản trị |  
  • #507698   15/11/2018

    nguyenquachcongminh
    nguyenquachcongminh

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/10/2018
    Tổng số bài viết (83)
    Số điểm: 550
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 18 lần


    Lời khai của bị can bị cáo có được xem là chứng cứ không.

    1. Bị can, bị cáo trình bày những tình tiết của vụ án.

    2. Lời nhận tội của bị can, bị cáo chỉ có thể được coi là chứng cứ nếu phù hợp với những chứng cứ khác của vụ án

    Không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để buộc tội, kết tội.

     
    Báo quản trị |  
  • #507734   15/11/2018

    NgocHoLaw
    NgocHoLaw
    Top 150
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2018
    Tổng số bài viết (556)
    Số điểm: 6728
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 298 lần


    So với Bộ luật tố tụng hình sự 2003 thì Bộ luật tố tụng hình sự 2015 đã bổ sung 03 nguồn chứng cứ mới đó là: dữ liệu điện tử, kết luận định giá tài sản, kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác. Để đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm hiện nay, tháo gỡ vướng mắc do thực tiễn đặt ra.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #508187   22/11/2018

    lengocanhttcp
    lengocanhttcp

    Female
    Mầm

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:22/03/2018
    Tổng số bài viết (82)
    Số điểm: 699
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 9 lần


    Không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để buộc tội, kết tội. Việc xác định có tội phạm hay không phụ thuộc vào kết quả điều tra của cơ quan điều tra về vụ việc/ vụ án cụ thể.

    Lời khai, lời trình bày của bị can, bị cáo, người phạm tội, người liên quan,… đều là những chứng cứ giúp làm sáng tỏ vụ việc.

     

     
    Báo quản trị |