Tham gia vào các hoạt động xây dựng, các đơn vị tổ chức luôn cần phải công khai năng lực tham gia xây dựng. Cơ sở để đánh giá năng lực hoạt động xây dựng của một đơn vị, tổ chức có thể dựa vào chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng. Vậy chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng có cần thiết và bắt buộc không? Điều kiện gì để các đơn vị tổ chức được cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng? Tham khảo ngay bài viết dưới đây của SES !
Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng là gì?
Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng là bản đánh giá năng lực thu gọn của Bộ Xây dựng, Sở xây dựng đối với các đơn vị, tổ chức tham gia hoạt động xây dựng. Đồng thời, chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng là điều kiện, quyền hạn, năng lực của tổ chức tham gia hoạt động xây dựng trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng có bắt buộc không?
Theo điều 57 của Nghị định 100/2018/NĐ-CP và Nghị định số 59/2015/NĐ-CP quy định:
1. Tổ chức phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực sau đây:
-
Khảo sát xây dựng, bao gồm: Khảo sát địa hình; khảo sát địa chất công trình.
-
Lập quy hoạch xây dựng.
-
Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình, bao gồm: thiết kế kiến trúc công trình; thiết kế kết cấu công trình dân dụng - công nghiệp; thiết kế cơ - điện công trình; thiết kế cấp - thoát nước công trình; thiết kế xây dựng công trình giao thông; thiết kế xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn; thiết kế xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật.
-
Quản lý dự án đầu tư xây dựng.
-
Thi công xây dựng công trình.
-
Giám sát thi công xây dựng công trình.
-
Kiểm định xây dựng.
-
Quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
2. Tổ chức khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực quy định từ điểm a đến điểm e khoản 1 Điều này phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng (sau đây gọi tắt là chứng chỉ năng lực).