Chức năng nhiệm vụ của Phó Chủ tịch nước.

Chủ đề   RSS   
  • #444319 24/12/2016

    Longvigecam
    Top 200
    Male
    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2009
    Tổng số bài viết (436)
    Số điểm: 3295
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 133 lần


    Chức năng nhiệm vụ của Phó Chủ tịch nước.

    Theo Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam, Chủ tịch nước cũng là Tổng Tư lệnh lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh; đồng thời cũng là Trưởng ban chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương. Chủ tịch nước có quyền đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao…Đặc biệt, Chủ tịch nước cũng có quyền triệu tập, tham dự và đồng thời là chủ tọa các phiên họp của Chính phủ, có quyền triệu tập các tướng lĩnh trong lực lượng vũ trang nhân dân để thảo luận, nghe báo cáo các vấn đề về quốc phòng, an ninh hay có quyền bác bỏ các văn bản của Thủ tướng Chính phủ và các thành viên Chính phủ trái với Hiến pháp và pháp luật.

     
    Phó Chủ tịch nước là người được Chủ tịch nước ủy quyền thực hiện một số công việc. Vậy cụ thể thì Phó Chủ tịch nước làm nhiệm vụ gì ?
     
     

    Tư vấn thủ tục đầu tư dự án, thành lập doanh nghiệp tại Hà nội, Ninh Bình. Tư vấn thủ tục mua bán nhà đất.

    Cung cấp thông tin doanh nghiệp

    Mobile: 0983973514 Email: hanoilegal@gmail.com

     
    12373 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #444325   24/12/2016

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14969)
    Số điểm: 100040
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Cụ thể thì Phó Chủ tịch nước làm nhiệm vụ gì là do Chủ tịch nước phân công :|, phân công như thế nào thì ... không biết.

    Có thể tham khảo những gì PCT Nguyễn Thị Doan của khóa trước đã làm 

    Toàn văn báo cáo tóm tắt công tác nhiệm kỳ 2011-2016 của Chủ tịch nước

    VOV.VN trân trọng giới thiệu Toàn văn báo cáo tóm tắt tổng kết công tác nhiệm kỳ 2011-2016 của Chủ tịch nước tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIII:

    Theo quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Chủ tịch nước trân trọng báo cáo Quốc hội công tác nhiệm kỳ 2011 - 2016 như sau:

    Nhiệm kỳ 2011 - 2016, trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực diễn biến phức tạp, kinh tế - xã hội trong nước gặp nhiều khó khăn, Chủ tịch nước trên cương vị là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước CHXHCN Việt Nam về đối nội và đối ngoại, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân và là đại biểu Quốc hội khóa XIII, đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các ban, bộ, ngành, địa phương, nhân dân và cử tri cả nước, thực hiện đầy đủ và có hiệu quả nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, các nhiệm vụ do Bộ Chính trị, Ban Bí thư phân công, góp phần tích cực cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân thực hiện có kết quả Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các Nghị quyết của Quốc hội khóa XIII.

    Phần thứ nhất

    KẾT QUẢ CÔNG TÁC NHIỆM KỲ 2011 - 2016

    1. Về lĩnh vực lập pháp

    Chủ tịch nước đã giới thiệu nhân sự, đề nghị Quốc hội bầu các chức vụ chủ chốt trong bộ máy nhà nước, ký quyết định bổ nhiệm các thành viên Chính phủ, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, góp phần kiện toàn tổ chức bộ máy nhà nước trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII.

    Chủ tịch nước đã chỉ đạo sát sao việc tổng kết thi hành Hiến pháp, trên cơ sở đó có nhiều ý kiến góp ý quan trọng về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992, nhất là những nội dung liên quan đến chế định Chủ tịch nước. Chủ tịch nước đã ký lệnh công bố Hiến pháp và Nghị quyết của Quốc hội quy định một số điểm thi hành Hiến pháp; kịp thời có ý kiến với UBTVQH ban hành Nghị quyết 719/2014/UBTVQH13 ngày 06/01/2014 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Hiến pháp liên quan đến nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước, qua đó góp phần quan trọng đưa Hiến pháp vào cuộc sống, bảo đảm tính liên tục, thống nhất và đồng bộ của hệ thống pháp luật; chỉ đạo rà soát, xây dựng mới một số quy chế phối hợp giữa Văn phòng Chủ tịch nước với các cơ quan tham mưu chiến lược của Đảng, Quốc hội để đáp ứng tốt hơn yêu cầu nghiên cứu, tham mưu, phục vụ Chủ tịch nước thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Hiến pháp.

    Trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, Chủ tịch nước đã phối hợp chặt chẽ, đóng góp những ý kiến xác đáng với Quốc hội, UBTVQH, Chính phủ trong việc sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhất là các luật liên quan đến tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quốc phòng - an ninh, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. Chủ tịch nước đã ký lệnh công bố 100 luật, 10 pháp lệnh và 21 nghị quyết đã được Quốc hội, UBTVQH khóa XIII thông qua; chỉ đạo Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố lệnh của Chủ tịch nước kịp thời, đúng quy định, góp phần tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đến đông đảo mọi tầng lớp nhân dân.

    Là đại biểu Quốc hội, Chủ tịch nước đã tham gia đầy đủ các kỳ họp của Quốc hội, thực hiện đúng quy định về tiếp xúc cử tri với tinh thần trách nhiệm cao, thẳng thắn tự phê bình và phê bình trước cử tri về những yếu kém của đất nước, đồng thời khẳng định quyết tâm góp sức cùng hệ thống chính trị, nhân dân và cử tri cả nước đấu tranh phòng, chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí và thực hành tiết kiệm, nâng cao hiệu quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng gắn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; kịp thời giải đáp và có ý kiến chỉ đạo các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết ý kiến phản ánh, kiến nghị của cử tri với Đảng, Nhà nước.

     

    2. Về lĩnh vực hành pháp

    Chủ tịch nước luôn quan tâm, theo dõi, nắm tình hình mọi mặt của đất nước, thường xuyên đi công tác địa phương, cơ sở để tìm hiểu tình hình thực tiễn, làm việc, trao đổi với các ban, bộ, ngành, địa phương, chuyên gia, cộng tác viên về những vấn đề lớn, hệ trọng của đất nước, những vấn đề quốc kế dân sinh, những vấn đề bức xúc được dư luận xã hội quan tâm..., từ đó có nhiều ý kiến đóng góp cụ thể, kịp thời với Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương trong việc tổ chức triển khai thực hiện các chủ trương, Nghị quyết của Đảng và Quốc hội, góp phần tích cực vào kết quả hoạt động của bộ máy hành pháp, nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước.

    Chủ tịch nước đã thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn quyết định đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước với tinh thần trách nhiệm cao, xem xét kỹ lưỡng và thận trọng việc ký kết các điều ước quốc tế thuộc thẩm quyền, nhất là các hiệp định vay vốn ODA. Chủ tịch nước cũng có ý kiến yêu cầu Chính phủ quản lý, sử dụng vốn vay có hiệu quả, đúng quy định của pháp luật; đồng thời chỉ đạo các cơ quan liên quan nghiên cứu, tham mưu để Quốc hội, Chủ tịch nước, các cơ quan chức năng và nhân dân có thể kiểm tra, giám sát tình hình vay nợ nước ngoài, sử dụng vốn vay và khả năng trả nợ, nhằm bảo đảm hiệu quả vốn vay và tính bền vững của nợ công, nợ quốc gia.

    Chủ tịch nước thường xuyên quan tâm, chỉ đạo các phong trào thi đua và việc thực hiện chính sách khen thưởng trong cả nước; chỉ đạo các cơ quan chức năng nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện pháp luật về thi đua khen thưởng, đưa công tác thi đua khen thưởng đi vào nền nếp, hiệu lực và hiệu quả hơn, cơ bản khắc phục được những yếu kém trong lĩnh vực công tác này.

    3. Về lĩnh vực tư pháp

    Trên cương vị là Trưởng ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương, Chủ tịch nước luôn quan tâm chỉ đạo sát sao công tác cải cách tư pháp, góp phần xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân; chỉ đạo các cơ quan tư pháp xây dựng nhiều đề án quan trọng về tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp; tổng kết 8 năm thực hiện Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020; góp ý kiến sửa đổi, bổ sung các quy định của Hiến pháp và một số luật có nội dung liên quan đến hoạt động tư pháp; xem xét, giải quyết dứt điểm, đúng quy định của pháp luật đối với một số vụ án có dấu hiệu oan sai được dư luận xã hội quan tâm,

    khẩn trương minh oan, đền bù, khôi phục quyền lợi hợp pháp cho người bị oan, đồng thời xử lý nghiêm những sai phạm của tập thể, cá nhân thuộc cơ quan tiến hành tố tụng.

    Công tác bổ nhiệm các chức danh tư pháp có nhiều thay đổi về quy trình,

    số lượng tăng nhiều so với trước. Chủ tịch nước đã chỉ đạo Văn phòng Chủ tịch nước chủ động nắm tình hình, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng ngay từ khâu xem xét, tuyển chọn Thẩm phán, Kiểm sát viên nên khi triển khai thực hiện đạt kết quả tốt, góp phần kiện toàn đội ngũ cán bộ, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp.

    Thực hiện chính sách khoan hồng, nhân đạo của Đảng, Nhà nước ta, Chủ tịch nước đã ban hành các quyết định đặc xá tha tù trước thời hạn cho 43.999 phạm nhân đang chấp hành án phạt tù tại các trại giam, trại tạm giam và 609 người đang được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù nhân ngày lễ lớn của đất nước; chỉ đạo Hội đồng tư vấn đặc xá, các bộ, ngành, địa phương quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện để người được đặc xá trở về đoàn tụ với gia đình, sớm ổn định cuộc sống, hòa nhập với cộng đồng. Chủ tịch nước cũng đã xét và quyết định ân giảm án tử hình cho một số bị án.

    4. Về quốc phòng - an ninh

    Trên cương vị là Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, trước tình hình thế giới và biển Đông có nhiều diễn biến phức tạp, Chủ tịch nước đã tham dự và có nhiều ý kiến đóng góp quan trọng tại các phiên họp của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, Đảng ủy Công an Trung ương; định kỳ làm việc với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an về tình hình thực hiện nhiệm vụ quốc phòng - an ninh; luôn quan tâm chăm lo củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng - an ninh quốc gia, khả năng sẵn sàng chiến đấu; xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, thực sự là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân, làm nòng cốt cho toàn dân trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc; dành thời gian thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ; chỉ đạo tăng cường các tuyến biên giới phía Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ. Hàng năm, nhân dịp kỷ niệm ngày Thương binh, liệt sĩ 27/7 và Tết nguyên đán, Chủ tịch nước đều gửi thư thăm hỏi và quyết định tặng quà các Mẹ Việt Nam Anh hùng, đối tượng chính sách và lực lượng bộ đội đang làm nhiệm vụ tại Trường Sa.

    Chủ tịch nước đã chỉ đạo sát sao, có ý kiến kịp thời, thuyết phục với UBTVQH về việc sửa đổi Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân và Luật Công an nhân dân, nhất là quy định về phong, thăng quân hàm cấp tướng; chỉ đạo Văn phòng Chủ tịch nước phối hợp với các cơ quan tham mưu của Đảng, Quốc hội, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thẩm tra, rà soát kỹ lưỡng, cẩn trọng các trường hợp được đề nghị thăng quân hàm cấp tướng theo đúng quy định của Đảng, Nhà nước. Trong nhiệm kỳ, Chủ tịch nước đã ký quyết định thăng quân hàm cấp tướng cho 194 sĩ quan Quân đội nhân dân và 119 sĩ quan Công an nhân dân, góp phần kiện toàn đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chỉ huy của lực lượng vũ trang nhân dân.

    Chủ tịch nước đã chỉ đạo việc tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; trình Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương thông qua Nghị quyết số 28-NQ/TW (khóa XI) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; chỉ đạo các cơ quan chức năng xây dựng kế hoạch, tổ chức phổ biến, quán triệt sâu sắc và triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết.

    5. Về xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc

    Trên cương vị là người đứng đầu Nhà nước, Chủ tịch nước đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng, củng cố và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; phối hợp chặt chẽ, thực hiện có hiệu quả Quy chế phối hợp công tác với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, hàng năm đều có hội nghị tổng kết, rút kinh nghiệm để hoàn thiện tốt hơn cơ chế phối hợp này.

    Mỗi khi đi công tác địa phương, cơ sở, tiếp xúc cử tri, Chủ tịch nước luôn dành thời gian tìm hiểu tình hình đời sống, sản xuất của nhân dân, lắng nghe, chia sẻ tâm tư, nguyện vọng và kiến nghị của các tầng lớp nhân dân đối với Đảng, Nhà nước; động viên đồng bào giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đoàn kết xây dựng quê hương, đất nước. Thăm và tặng quà cho người nghèo, các gia đình chính sách, gia đình có công, các đồng chí lão thành cách mạng, nhân sĩ, trí thức, chức sắc tôn giáo tiêu biểu… Khi đi công tác nước ngoài, Chủ tịch nước đều dành thời gian gặp gỡ, thăm hỏi tình hình đời sống, học tập, lao động của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài; động viên, kêu gọi kiều bào phát huy truyền thống đoàn kết, lòng tự hào và tự tôn dân tộc, giúp đỡ nhau ổn định cuộc sống, chấp hành pháp luật nước sở tại, tích cực tham gia xây dựng quê hương, đất nước. Qua kiểm tra, tìm hiểu thực tiễn, Chủ tịch nước đã có ý kiến với Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các ban, bộ, ngành, địa phương nhằm nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc, đặc biệt là chính sách dân tộc, tôn giáo.

    Chung sức cùng với những phong trào quốc kế dân sinh lớn của cả nước, Chủ tịch nước đã có những ý kiến đóng góp tâm huyết, xác đáng với Đảng, Quốc Hội, Chính phủ và nhiều địa phương để chương trình xây dựng nông thôn mới thực sự do người dân làm chủ, trở thành phong trào sôi động khắp cả nước, góp phần thay đổi bộ mặt nhiều vùng nông thôn. Trên cương vị là Chủ tịch danh dự Hội Chữ

    thập đỏ Việt Nam, Chủ tịch nước đã chỉ đạo đổi mới công tác chữ thập đỏ với nhiều chương trình thiết thực cải thiện sinh kế cho người nghèo, góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội.

    6. Về hoạt động đối ngoại

    Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, Chủ tịch nước trên cương vị là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước CHXHCN Việt Nam về đối ngoại, đã triển khai tích cực và có hiệu quả chương trình công tác đối ngoại, góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và toàn diện của nước ta; đẩy mạnh và làm sâu sắc thêm quan hệ giữa nước ta với các nước láng giềng, khu vực và xác lập quan hệ đối tác chiến lược với một số nước lớn; củng cố và tăng cường quan hệ với các nước bạn bè truyền thống và mở ra quan hệ với các đối tác tiềm năng; củng cố, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ rộng rãi của cộng đồng quốc tế và điều kiện thuận lợi, nguồn lực từ bên ngoài để phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao vị thế và uy tín của đất nước trong khu vực và trên thế giới, mở ra một giai đoạn mới trong quan hệ giữa Việt Nam với các nước lớn trên thế giới và các nước trong khu vực.

    Song song với các hoạt động đối ngoại Nhà nước, Chủ tịch nước luôn coi trọng và chủ động thúc đẩy công tác đối ngoại nhân dân, công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài, tăng cường giao lưu văn hóa, hợp tác phát triển giữa các đoàn thể chính trị - xã hội với bạn bè quốc tế bằng nhiều hình thức như thăm hỏi, động viên kiều bào, tham dự Chương trình Xuân quê hương được tổ chức hàng năm; tiếp các đoàn doanh nghiệp, lãnh đạo các hiệp hội, địa phương của một số nước đến Việt Nam tìm hiểu thị trường, tìm kiếm cơ hội hợp tác, phát triển kinh tế; tặng thưởng Huân, Huy chương Hữu nghị cho các tổ chức, cá nhân người nước ngoài có nhiều đóng góp trong việc củng cố, tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị với Việt Nam…

    7. Về hoạt động của Phó Chủ tịch nước

    Theo phân công, ủy quyền của Chủ tịch nước và theo quy định của Hiến pháp, pháp luật, Phó Chủ tịch nước đã nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trên các lĩnh vực: đối nội, đối ngoại, văn hóa - giáo dục, thi đua khen thưởng, an sinh xã hội, góp phần quan trọng vào kết quả công tác nhiệm kỳ của Chủ tịch nước, cụ thể: Phó Chủ tịch nước đã giúp Chủ tịch nước trong việc bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả giữa Chủ tịch nước với Quốc hội, UBTVQH, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; góp phần chỉ đạo tổng kết thi hành và sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, pháp luật; đổi mới cơ bản công tác thi đua khen thưởng, chỉ đạo tổ chức thành công Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ IX. Phó Chủ tịch nước đã có nhiều đóng góp quan trọng và nổi bật trong công tác xã hội, góp phần tích cực vào việc thực hiện chính sách an sinh xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em và người nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong xã hội, nhất là ở những vùng còn khó khăn; thực hiện bình đẳng giới; quan tâm chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo; thực hiện tốt chương trình công tác đối nội, đối ngoại, góp phần tích cực vào việc củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc và hợp tác quốc tế. Phó Chủ tịch nước đã có nhiều ý kiến đóng góp với Đảng, Nhà nước, Quốc hội trên các lĩnh vực được tham gia.

    Phần thứ hai

    ĐÁNH GIÁ CHUNG, NGUYÊN NHÂN, BÀI HỌC KINH NGHIỆM

    VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ TRONG THỜI GIAN TỚI

    1. Về một số ưu điểm, hạn chế

    Trên cương vị là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước CHXHCN Việt Nam về đối nội và đối ngoại, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân và là đại biểu Quốc hội khóa XIII, Chủ tịch nước đã nỗ lực thực hiện đầy đủ và có hiệu quả nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, các nhiệm vụ do Bộ Chính trị, Ban Bí thư phân công, trách nhiệm của đại biểu Quốc hội với Quốc hội, cử tri và nhân dân; trong công tác và sinh hoạt luôn phấn đấu thể hiện gương mẫu và trách nhiệm của người đứng đầu Nhà nước, giản dị, gần dân, trọng dân, toàn tâm, toàn ý phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Kết quả công tác nhiệm kỳ của Chủ tịch nước đã góp phần quan trọng cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân phát huy truyền thống yêu nước và sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ công cuộc đổi mới; quan tâm giải quyết có hiệu quả những vấn đề quốc kế dân sinh và những vấn đề bức xúc trong xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; tăng cường tiềm lực quốc phòng - an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập,

    chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc; thúc đẩy quan hệ đối ngoại đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả, nâng cao vị thế của nước ta trong khu vực và trên trường quốc tế, giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.

    Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước trong nhiệm kỳ còn một số hạn chế, cụ thể là: Trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, với trọng trách được Đảng, Quốc hội và nhân dân giao phó, Chủ tịch nước có phần trách nhiệm trước những hạn chế, yếu kém của đất nước hiện nay. Trên cương vị là Trưởng ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương, Chủ tịch nước có trách nhiệm trước thực trạng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên môn của một số cán bộ tư pháp chưa đáp ứng được yêu cầu, vẫn còn tình trạng một bộ phận cán bộ tư pháp nhũng nhiễu, tiêu cực. Trong lĩnh vực quốc phòng - an ninh, mặc dù Chủ tịch nước đã có nhiều cố gắng song trên thực tế hoạt động của Hội đồng Quốc phòng và An ninh và việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân vẫn còn có vướng mắc. Công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay nước ngoài nhằm bảo đảm hiệu quả và khả năng trả nợ còn hạn chế. Trong nhiệm kỳ, trước một số vấn đề quốc kế dân sinh hệ trọng, bức xúc, Chủ tịch nước chưa thực hiện quyền yêu cầu Chính phủ họp bàn về vấn đề mà Chủ tịch nước xét thấy

    cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước theo quy định tại Điều 90 Hiến pháp.

    2. Về Nguyên nhân

    2.1. Nguyên nhân của kết quả đạt được

    - Việc sửa đổi Hiến pháp và hệ thống pháp luật đã làm rõ hơn nhiều cơ chế cụ thể, tạo cơ sở pháp lý cho Chủ tịch nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn hiệu lực, hiệu quả và thực chất hơn.

    - Bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, Chủ tịch nước đã nhận được sự quan tâm, phối hợp chặt chẽ của Quốc hội, UBTVQH, Chính phủ, các ban, bộ, ngành, địa phương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nhân dân và cử tri trong việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.

    - Văn phòng Chủ tịch nước đã có nhiều đổi mới trong công tác tổ chức và hoạt động, tăng cường phối hợp công tác với các ban, bộ, ngành, địa phương, đội ngũ chuyên gia, cộng tác viên, qua đó nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác nghiên cứu, tham mưu, phục vụ hoạt động đối nội, đối ngoại của Chủ tịch nước.

    2.2. Nguyên nhân của hạn chế

    - Mặc dù Chủ tịch nước đã có nhiều cố gắng nhưng có mặt vẫn chưa đáp ứng được hết các yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của thực tế tình hình đất nước, cũng như kỳ vọng của nhân dân và cử tri cả nước.

    - Một số nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước được Hiến pháp và pháp luật quy định, song trên thực tế còn thiếu cơ chế cụ thể, đủ hiệu lực thực thi nên khi triển khai còn vướng mắc, cụ thể là: (i) thiếu quy định cụ thể về cơ chế hoạt động và tổ chức của Hội đồng Quốc phòng và An ninh; (ii) nhiệm vụ, quyền hạn Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân chưa được cụ thể hóa trong các luật chuyên ngành; (iii) chưa hoàn thiện rõ cơ chế trong các luật chuyên ngành để Chủ tịch nước có thể tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay nước ngoài, công tác lập kế hoạch vốn vay ODA và việc quyết định danh mục dự án ODA hàng năm cũng như trung hạn; (iv) chưa quy định rõ cơ chế để Chủ tịch nước thực hiện quyền yêu cầu Chính phủ họp bàn khi cần thiết những vấn đề mà Chủ tịch nước và cử tri quan tâm.

    - Cải cách tư pháp là một quá trình lâu dài, phức tạp, vì vậy, mặc dù Chủ tịch nước đã có nhiều cố gắng trong chỉ đạo thực hiện song kết quả công tác cải cách tư pháp trên một số lĩnh vực còn hạn chế.

    - Đội ngũ cán bộ nghiên cứu, tham mưu của Văn phòng Chủ tịch nước còn mỏng nên phần nào ảnh hưởng đến chất lượng công tác nghiên cứu, tham mưu, phục vụ Chủ tịch nước.

    3. Bài học kinh nghiệm

    Từ những kết quả đã đạt được trong nhiệm kỳ qua, hạn chế và nguyên nhân, rút ra một số kinh nghiệm sau:

    Một là, bám sát nhiệm vụ được giao, tuân thủ sự lãnh đạo của Đảng, nghiêm chỉnh chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Quốc hội.

    Hai là, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả giữa Chủ tịch nước với Quốc hội, UBTVQH, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân để thực hiện tốt nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước và vai trò điều hòa, phối hợp giữa các cơ quan quyền lực nhà nước.

    Ba là, trọng dân, gần dân, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc, xây dựng và giữ gìn hình ảnh người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước CHXHCN Việt Nam về đối nội và đối ngoại thực sự là biểu tượng cho tinh thần và sức mạnh của khối đại đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng.

    Bốn là, thường xuyên lắng nghe ý kiến của nhân dân, cử tri, các bộ, ngành, địa phương, chuyên gia, cộng tác viên, dư luận trong nước và quốc tế về những vấn đề quốc kế dân sinh, những vấn đề hệ trọng của đất nước liên quan đến kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và đối ngoại để kịp thời phản ánh, kiến nghị với Đảng, Quốc hội, Chính phủ có chủ trương, chính sách phù hợp, hiệu quả.

    Năm là, thường xuyên thăm hỏi, động viên, kiểm tra nắm chắc tình hình mọi mặt của lực lượng vũ trang nhân dân để tham gia góp ý kiến lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

    Sáu là, mở rộng và phát triển quan hệ đối ngoại, nhất là với các nước lớn, các nước láng giềng và khu vực, các đối tác quan trọng, các đối tác phát triển để thúc đẩy quan hệ đối ngoại tiếp tục đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả, duy trì môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.

    Bảy là, kiên trì thực hiện đồng bộ công cuộc cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị, tạo bước đột phá trong nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, các cơ quan tư pháp.

    4. Đề xuất phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới

    Trong thời gian tới, với tinh thần trách nhiệm trước Đảng, Quốc hội và nhân dân, Chủ tịch nước cần tiếp tục nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, các nhiệm vụ do Bộ Chính trị, Ban Bí thư phân công, trong đó tập trung vào một số nội dung trọng tâm sau:

    Một là, phối hợp chặt chẽ với Quốc hội, UBTVQH và Chính phủ trong việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn trong lĩnh vực lập pháp, hành pháp; tích cực tham gia xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm thể chế hóa quy định của Hiến pháp và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII; kiến nghị hoàn thiện một số văn bản luật liên quan đến nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước.

    Hai là, tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chức năng triển khai thực hiện Chương trình trọng tâm công tác cải cách tư pháp giai đoạn 2016 - 2020, trong đó tập trung vào hoàn thiện chính sách, pháp luật, kiện toàn tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp; chỉ đạo tổng kết toàn diện việc thực hiện Nghị quyết 49-NQ/TW về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.

    Ba là, tăng cường quan hệ phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên; tăng cường tiếp xúc cử tri, gặp gỡ, thăm hỏi, lắng nghe và tiếp thu ý kiến của các tầng lớp nhân dân và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài; góp phần phát huy dân chủ, củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc để thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

    Bốn là, tham gia chỉ đạo công tác ngoại giao của Đảng, Nhà nước, công tác đối ngoại nhân dân và Nghị quyết 22-NQ/TW của Bộ Chính trị về Hội nhập quốc tế; thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển, đa phương hoá, đa dạng hoá, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, không ngừng nâng cao vị thế của đất nước.

    Năm là, tiếp tục góp phần chỉ đạo mọi mặt công tác, xây dựng lực lượng vũ trang chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; tiếp tục nghiên cứu và đề xuất với Bộ Chính trị và UBTVQH về cơ chế hoạt động và tổ chức của Hội đồng Quốc phòng và An ninh, cụ thể hóa nhiệm vụ, quyền hạn Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân.

    Sáu là, chỉ đạo Văn phòng Chủ tịch nước kiện toàn tổ chức bộ máy, tăng cường quan hệ phối hợp công tác, cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác, đáp ứng tốt yêu cầu tham mưu, giúp việc Chủ tịch nước theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

    Bảy là, đề nghị Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ nghiên cứu rút ngắn thời gian tiến hành tổng tuyển cử nhiệm kỳ mới sau Đại hội Đảng toàn quốc để thuận lợi cho việc kiện toàn nhân sự và phù hợp với quy định của Hiến pháp và pháp luật.

    Chủ tịch nước trân trọng cảm ơn sự ủng hộ, phối hợp có hiệu quả của Quốc hội, UBTVQH, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, các ban, bộ, ngành, địa phương và đồng bào, đồng chí, cử tri trong cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài để hoàn thành trọng trách mà Đảng, Nhà nước và nhân dân tin tưởng giao cho.

     
    Báo quản trị |  
  • #447927   24/02/2017

    tvthuong96
    tvthuong96

    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/02/2017
    Tổng số bài viết (83)
    Số điểm: 1853
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 53 lần


    Phó Chủ tịch nước là chức vụ phó nguyên thủ tại Việt Nam. Theo Hiến pháp Việt Nam, chức vụ này do Quốc hội bầu trong số các đại biểu Quốc hội, có nhiệm vụ giúp đỡ Chủ tịch nước trong một số công việc. Ngoài ra, Phó Chủ tịch nước sẽ là quyền Chủ tịch nước khi đất nước khuyết chức danh này. Từ năm 1991 đến nay, vị trí này đều do phụ nữ đảm nhiệm

    Trịnh Văn Thương- 097.395.0810

    Tvthuong96@gmail.com

    Khoa Hành chính- Tư pháp- Đại học Luật TPHCM

     
    Báo quản trị |