Chức năng của Bộ phận quản lý rủi ro trong tổ chức tín dụng phi ngân hàng từ ngày 01/10/2024. Quản lý rủi ro hoạt động trong tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải bao gồm những nội dung nào theo Thông tư 14/2023/TT-NHNN?
Chức năng của Bộ phận quản lý rủi ro trong tổ chức tín dụng phi ngân hàng từ ngày 01/10/2024
Căn cứ Điều 18 Thông tư 14/2023/TT-NHNN có quy định rằng tùy theo quy mô, điều kiện và mức độ phức tạp của hoạt động kinh doanh, tổ chức tín dụng phi ngân hàng quyết định cơ cấu tổ chức của Bộ phận quản lý rủi ro đảm bảo thực hiện tối thiểu các chức năng sau:
- Giúp Tổng giám đốc (Giám đốc) trong việc đề xuất, tham mưu các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư 14/2023/TT-NHNN.
- Phối hợp với tuyến bảo vệ thứ nhất để nhận dạng đầy đủ và theo dõi các rủi ro phát sinh.
- Phân tích, đưa ra những cảnh báo về mức độ an toàn của tổ chức tín dụng phi ngân hàng trước những nguy cơ, tiềm ẩn rủi ro có thể ảnh hưởng và đề xuất các biện pháp phòng ngừa đối với các rủi ro này trong ngăn hạn, dài hạn.
- Tham gia các nội dung liên quan đến rủi ro trong quá trình đưa ra các quyết định có rủi ro tương ứng theo từng cấp có thẩm quyền theo quy định nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
- Thực hiện báo cáo nội bộ về quản lý rủi ro theo quy định nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
Như vậy, từ ngày 01/10/2024, tùy theo quy mô, điều kiện và mức độ phức tạp của hoạt động kinh doanh, bộ phận quản lý rủi ro trong tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải đảm bảo thực hiện tối thiểu các chức năng nêu trên.
Chiến lược quản lý rủi ro tín dụng trong tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải bao gồm những nội dung gì từ ngày 01/10/2024?
Căn cứ Điều 19 Thông tư 14/2023/TT-NHNN có quy định về yêu cầu, chiến lược quản lý rủi ro tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải xây dựng chiến lược quản lý rủi ro tín dụng tối thiểu bao gồm các nội dung sau đây:
- Tỷ lệ nợ xấu mục tiêu, tỷ lệ cấp tín dụng xấu mục tiêu.
- Nguyên tắc xác định chi phí bù đắp rủi ro tín dụng trong phương pháp tính lãi suất, định giá sản phẩm tín dụng (pricing) theo mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng.
- Nguyên tắc áp dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng (bao gồm cả thẩm quyền phê duyệt các biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng).
Như vậy, từ ngày 01/10/2024, tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải xây dựng chiến lược quản lý rủi ro tín dụng bao gồm tối thiểu các nội dung nêu trên.
Quản lý rủi ro hoạt động trong tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải bao gồm những nội dung gì theo Thông tư 14/2023/TT-NHNN?
Căn cứ Điều 25 Thông tư 14/2023/TT-NHNN có quy định về quản lý rủi ro hoạt động, cụ thể quản lý rủi ro hoạt động trong tổ chức tín dụng phi ngân hàng tối thiểu phải bao gồm các nội dung sau đây:
- Xây dựng nguyên tắc thực hiện quản lý rủi ro hoạt động.
- Xây dựng nguyên tắc sử dụng hoạt động thuê ngoài, mua bảo hiểm, ứng dụng công nghệ.
- Xây dựng kế hoạch duy trì hoạt động liên tục, tối thiểu đối với các trường hợp mất tài liệu quan trọng, hệ thống công nghệ thông tin bị sự cố và các sự kiện bất khả kháng theo quy định của pháp luật. Kế hoạch duy trì hoạt động liên tục phải đáp ứng tối thiểu các yêu cầu sau đây:
+ Có hệ thống dự phòng về nhân sự, hệ thống công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu thông tin;
+ Có các biện pháp giảm thiểu tổn thất do ngừng hoạt động;
+ Khôi phục được các hoạt động kinh doanh bị gián đoạn.
Như vậy, từ ngày 01/10/2024, tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải xây dựng chiến lược quản lý rủi ro hoạt động bao gồm tối thiểu các nội dung nêu trên.
Như vậy, từ ngày 01/10/2024, tùy theo quy mô, điều kiện và mức độ phức tạp của hoạt động kinh doanh, tổ chức tín dụng phi ngân hàng quyết định cơ cấu tổ chức của Bộ phận quản lý rủi ro đảm bảo thực hiện tối thiểu các chức năng mà pháp luật đặt ra. Bên cạnh đó, tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải xây dựng chiến lược quản lý rủi ro tín dụng và chiến lược quản lý rủi ro hoạt động có bao gồm tối thiểu các nội dung theo quy định tại Thông tư 14/2023/TT-NHNN.