Chưa ra quyết định xử phạt thì có được tịch thu tiêu hủy hàng hóa không?

Chủ đề   RSS   
  • #533448 24/11/2019

    sunshine19
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (613)
    Số điểm: 4350
    Cảm ơn: 210
    Được cảm ơn 136 lần


    Chưa ra quyết định xử phạt thì có được tịch thu tiêu hủy hàng hóa không?

    Trong trường hợp hàng hoá là thực phẩm dễ hư hỏng. Đã làm biên bản vi phạm hành chính, chưa ra quyết định vi phạm hành chính. Thì có làm quyết định tịch thu và thủ tục tiêu huỷ được không. Trong trường hợp này là đã có người nhận trách nhiệm số hàng hoá đó là người lái xe chở hàng hoá. Như vậy, vấn đề trên được quy định trong những văn bản nào?

    Theo mình tìm hiểu thì 

    Tại Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012:

    "Điều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính
    ...
    4. Trong trường hợp có căn cứ để cho rằng nếu không tạm giữ ngay thì tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tẩu tán, tiêu hủy thì thủ trưởng trực tiếp của chiến sĩ cảnh sát nhân dân, cảnh sát viên cảnh sát biển, bộ đội biên phòng, kiểm lâm viên, công chức hải quan, kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ phải tạm giữ ngay tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi lập biên bản, người lập biên bản phải báo cáo thủ trưởng của mình là người có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được quy định tại khoản 1 Điều này để xem xét ra quyết định tạm giữ; đối với trường hợp tang vật là hàng hóa dễ hư hỏng thì người tạm giữ phải báo cáo ngay thủ trưởng trực tiếp để xử lý, nếu để hư hỏng hoặc thất thoát thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp không ra quyết định tạm giữ thì phải trả lại ngay tang vật, phương tiện đã bị tạm giữ."

    Theo đó, hàng hóa dễ hư hỏng đang được tạm giữ, chưa có quyết định xử lý vi phạm hành chính thì vẫn xử lý tiêu hủy được.

    Thủ tục xử lý theo Thông tư 173/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện về quản lý, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

    Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 có nêu:

    " Điều 126. Xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính
    ...
    4. Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quá thời hạn tạm giữ nếu người vi phạm không đến nhận mà không có lý do chính đáng hoặc trường hợp không xác định được người vi phạm thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ; trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo, niêm yết công khai, nếu người vi phạm không đến nhận thì người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính để xử lý theo quy định tại Điều 82 của Luật này."

    Theo đó, nếu tang vật không có ai đến nhận thì mới ra quyết định tịch thu, trường hợp này có thể tịch thu mà không ra quyết định xử lý vi phạm hành chính.

    Còn nếu đã có người nhận thì phải xác định hành vi vi phạm, ra quyết định xử lý vi phạm hành chính rồi mới xác định được là hành vi vi phạm đó có phải tịch thu tang vật hay không.

    Như vậy, văn bản không nói rõ nhưng về nguyên tắc thì phải ra quyết định xử lý vi phạm hành chính trước rồi mới ra quyết định tịch thu tang vật.

    Mong mọi người góp ý thêm cho mình

     
    3328 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn sunshine19 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (25/11/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #538770   13/02/2020

    Xmen-8711
    Xmen-8711
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    An Ninh, Việt Nam
    Tham gia:24/01/2008
    Tổng số bài viết (2729)
    Số điểm: 19322
    Cảm ơn: 945
    Được cảm ơn 1058 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Bài phân tích bài trên cơ bản đi đúng hướng. Tuy nhiên trong trường hợp này lái xe nhận trách nhiệm với vai trò là người vận chuyển, vậy còn chủ hàng thì tính sao?

    Về nguyên tắc, áp dụng điều 125, 126 của Luật và Thông tư 173 của Bộ Tài chính để xử lý tang vật bị tạm giữ. (lập biên bản, định giá, bán, nộp tiền vào tài khoản tiền gửi tại kho bạc => Việc này cơ quan ra quyết định tạm giữ phải thực hiện)

    Riêng phần chủ hàng, sau khi tạm giữ phải thông báo trên các phương tiện truyền thông đại chúng, tiếp tục điều tra xác minh nếu xác định được thì tiến hành xử phạt, tịch thu bình thường. Không xác định được thì sau 30 ngày không ra quyết định xử phạt hành chính nhưng phải tiến hành ra quyết định tịch thu tang vật sung quỹ nhà nước.

     
    Báo quản trị |