Chưa đăng ký kết hôn thì có được vào thăm người bị phạt tù dưới tư cách thân nhân hay không?

Chủ đề   RSS   
  • #599218 27/02/2023

    mttg

    Chồi


    Tham gia:24/12/2020
    Tổng số bài viết (61)
    Số điểm: 1340
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 21 lần


    Chưa đăng ký kết hôn thì có được vào thăm người bị phạt tù dưới tư cách thân nhân hay không?

    Hai vợ chồng tôi đã tổ chức đám cưới được hơn 1 năm và hiện tại tôi đang mang thai nhưng chúng tôi chưa đăng ký kết hôn. Chồng tôi phạm tội bị phạt tù, vậy tôi có thể thăm chồng tôi với tư cách thân nhân hay không?

     
    302 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #599221   27/02/2023

    Chưa đăng ký kết hôn thì có được vào thăm người bị phạt tù dưới tư cách thân nhân hay không?

    Căn cứ tại Điều 3 và Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định:

    “Điều 3. Giải thích từ ngữ

    Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

    ...

    5. Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.

    ...

    7. Chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng.

    ...”.

    “Điều 9. Đăng ký kết hôn

    1. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.

    Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý”.

    Theo thông tin chị cung cấp, chị với chồng mới tổ chức đám cưới mà chưa tiến hành các thủ tục để đăng ký kết hôn theo đúng quy định pháp luật (chưa được đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền). Do đó, quan hệ hai người chưa được xác định là quan hệ hôn nhân hợp pháp (hiểu đơn giản chỉ là quan hệ chung sống với nhau như vợ chồng).

    Bên cạnh đó, Điều 4 Thông tư 14/2020/TT-BCA quy định chi tiết chế độ gặp, nhận quà và liên lạc của phạm nhân do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành có quy định:

    “Điều 4. Đối tượng được gặp phạm nhân

    1. Thân nhân được gặp phạm nhân gồm: Ông, bà nội; ông, bà ngoại; bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ (hoặc chồng); bố, mẹ nuôi hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con dâu, con rể, con nuôi hợp pháp; anh, chị, em ruột, dâu, rể; anh, chị em vợ (hoặc chồng); cô, dì, chú, bác, cậu, cháu ruột. Mỗi lần đến gặp phạm nhân tối đa không quá 03 thân nhân, trường hợp đặc biệt do yêu cầu giáo dục cải tạo, Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân có thể quyết định việc tăng số lượng thân nhân được gặp phạm nhân nhưng không quá 05 người và phải đảm bảo việc phạm nhân gặp thân nhân không làm ảnh hưởng đến an ninh, an toàn cơ sở giam giữ phạm nhân.

    ...”.

    Như vậy, việc hai người mới tổ chức đám cưới mà chưa đăng ký kết hôn sẽ chưa được công nhận là vợ chồng hợp pháp. Do đó trên danh nghĩa, chị sẽ không thuộc trường hợp thân nhân được gặp phạm nhân. Thay vào đó, chị phải thực hiện việc đề nghị được gặp phạm nhân và chờ kết quả xem xét, giải quyết của Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân theo quy định tại Điều 5 của Thông tư 14/2020/TT-BCA này:

    “Điều 5. Thủ tục giải quyết cho phạm nhân gặp thân nhân, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác

    1. Thân nhân đến gặp phạm nhân phải là người có tên trong Sổ gặp phạm nhân (trường hợp gặp lần đầu chưa có Sổ hoặc không có tên trong Sổ thì phải có giấy tờ, tài liệu chứng minh là thân nhân phạm nhân) hoặc đơn xin gặp phạm nhân có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc, học tập và phải có một trong những giấy tờ cá nhân sau (trừ người dưới 14 tuổi): Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng minh là cán bộ, chiến sỹ, công nhân viên nếu thuộc lực lượng vũ trang.

    Đối với phạm nhân là người nước ngoài, thủ tục giải quyết cho phạm nhân gặp thân nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 52 Luật Thi hành án hình sự năm 2019.

    2. Đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác khi đến gặp phạm nhân phải có đề nghị bằng văn bản (đối với cá nhân, văn bản đề nghị phải được cơ quan nơi đang làm việc, học tập hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú xác nhận) và phải có một trong những giấy tờ cá nhân được quy định tại khoản 1 Điều này.

    3. Trường hợp người đến gặp phạm nhân không có giấy tờ cá nhân thì phải có đơn đề nghị được dán ảnh do Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc, học tập xác nhận, đóng dấu vào đơn và đóng dấu giáp lai vào ảnh.

    ...”.

    Như vậy, theo quy định trên, chị muốn gặp phạm nhân thì phải chuẩn bị các giấy tờ tài liệu sau:

    - Văn bản đề nghị gặp phạm nhân

    - Phải có một trong những giấy tờ cá nhân sau: Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng minh là cán bộ, chiến sỹ, công nhân viên nếu thuộc lực lượng vũ trang (Trường hợp chị không có một trong các giấy tờ cá nhân trên thì phải có đơn đề nghị được dán ảnh do Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi chị  đang làm việc, học tập xác nhận, đóng dấu vào đơn và đóng dấu giáp lai vào ảnh).

     
    Báo quản trị |