Chủ tịch UBND có thẩm quyền xử phạt VPHC Giao thông đường bộ không?

Chủ đề   RSS   
  • #592590 21/10/2022

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2349)
    Số điểm: 80840
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 1690 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Chủ tịch UBND có thẩm quyền xử phạt VPHC Giao thông đường bộ không?

    Khi tham gia giao thông, chúng ta cần nắm rõ và tuân thủ những quy định về giao thông đường bộ cũng như những mức xử phạt vi phạm hành chính để đảm bảo cho quyền và lợi ích của chính mình. 

    Tuy nhiên, trong quá trình tìm hiểu và thực tiễn, có nhiều vướng mắc được đặt ra liên quan đến vấn đề thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, cụ thể chủ tịch UBND có quyền xử phạt hành chính đối với vi phạm giao thông đường bộ hay không? Bài viết sẽ giải đáp vấn đề liên quan đến vướng mắc này.

    Chủ tịch UBND các cấp có thẩm quyền xử phạt VPHC lĩnh vực giao thông đường bộ không?

    Căn cứ theo khoản 1 Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt nêu rõ:

    Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này trong phạm vi quản lý của địa phương mình.

    Đồng thời, tại điểm a khoản 1 Điều 79 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, nêu rõ :

    Các chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ được quy định tại các Điều 75, 76 và 77 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP.

    Trong đó có quy định về thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp. 

    Như vậy, có thể khẳng định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

    Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp

    (1) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:

    - Phạt cảnh cáo;

    - Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt;

    -Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10 triệu đồng;

    - Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều 4 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

    (2) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:

    - Phạt cảnh cáo;

    - Phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt;

    - Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

    - Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

    - Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, điểm b, c, điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 4 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

    (3) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:

    - Phạt cảnh cáo;

    - Phạt tiền đến 75 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt;

    - Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

    - Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

    - Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

    Nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:

    Căn cứ theo quy định tại Điều 52 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

     - Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người được quy định tại các điều từ 38 đến 51 của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân và được xác định theo tỷ lệ phần trăm quy định tại Luật này đối với chức danh đó.

    Trong trường hợp phạt tiền đối với vi phạm hành chính trong khu vực nội thành thuộc các lĩnh vực quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 23 của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, thì các chức danh có thẩm quyền phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính do Chính phủ quy định cũng có thẩm quyền xử phạt tương ứng với mức tiền phạt cao hơn đối với các hành vi vi phạm hành chính do Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương quy định áp dụng trong nội thành.

    - Thẩm quyền phạt tiền quy định tại khoản 1 Điều 52 được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể.

    - Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương.

    Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại các điều từ 39 đến 51 của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực, ngành mình quản lý.

    Trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người, thì việc xử phạt vi phạm hành chính do người thụ lý đầu tiên thực hiện.

    Theo đó, sự khác biệt dễ nhận thấy nhất về thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND các cấp là ở mức tiền xử phạt. Cụ thể, Chủ tịch UBND cấp xã có quyền phạt tiền đến 5 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt. Chủ tịch UBND cấp huyện có thẩm quyền phạt đến 37.500.000 đồng. Trong khi Chủ tịch UBND tỉnh có thẩm quyền phạt tiền đến 75 triệu đồng.

    Như vậy, với các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt có tổng mức phạt vượt quá 37.500.000 đồng thì công an cấp tỉnh không có thẩm quyền xử phạt. Hồ sơ vi phạm sẽ được chuyển cho UBND cấp tỉnh, hoặc Cục CSGT… các cơ quan có thẩm quyền xử phạt đến 75 triệu đồng để ra quyết định xử phạt.

     
    3012 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận