Chủ tịch UBND cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình phải thực hiện trách nhiệm gì?

Chủ đề   RSS   
  • #611396 10/05/2024

    phamthithucquyen

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:27/03/2024
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 80
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chủ tịch UBND cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình phải thực hiện trách nhiệm gì?

    Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình phải thực hiện trách nhiệm gì ngay sau khi nhận được tin báo, tố giác? 

    Chủ tịch UBND cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình phải thực hiện trách nhiệm gì ngay sau khi nhận được tin báo, tố giác?

    Căn cứ theo khoản 1 Điều 11 Nghị định 76/2023/NĐ-CP có quy định về trách nhiệm của Chủ tịch UBND cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình trong việc xử lý tin báo, tố giác hành vi bạo lực gia đình.

    Theo đó, thực hiện phân loại tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình ngay sau khi nhận được tin báo, tố giác như sau:

    - Báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự đối với trường hợp tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình có dấu hiệu tội phạm;

    - Phân công Công an xã, phường, thị trấn xử lý trong trường hợp người bị bạo lực là trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc hoặc hành vi bạo lực gia đình đã hoặc có khả năng gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của người bị bạo lực;

    - Xử lý theo thẩm quyền ngay khi tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình hoặc nhận được báo cáo về hành vi bạo lực gia đình của tổ chức, cá nhân quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 1 Điều 19 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Trong quá trình xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình, theo thẩm quyền, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ thực tiễn mời đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến người bị bạo lực gia đình tham gia để bảo vệ, hỗ trợ, tư vấn tâm lý và cung cấp các kỹ năng ứng phó với bạo lực gia đình.

    Như vậy, theo quy định nêu trên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình có trách nhiệm phân loại tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình ngay sau khi nhận được tin báo, tố giác.

    Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình phải thực hiện trách nhiệm gì ngay sau khi nhận được tin báo, tố giác?

    Hình thức và đơn đề nghị cấm tiếp xúc được quy định như thế nào?

    Căn cứ theo Điều 16 Nghị định 76/2023/NĐ-CP có quy định về hình thức và đơn đề nghị cấm tiếp xúc.

    Theo quy định này, việc đề nghị cấm tiếp xúc được thực hiện thông qua hình thức trực tiếp hoặc bưu chính hoặc điện tử.

    Đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình ban hành quyết định cấm tiếp xúc khi thấy hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe dọa tính mạng của người bị bạo lực gia đình áp dụng đơn đề nghị theo Mẫu số 06 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

    Đơn đề nghị không áp dụng đối với trường hợp người bị bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình ban hành quyết định cấm tiếp xúc và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tự mình ban hành quyết định cấm tiếp xúc.

    Quyết định cấm tiếp xúc đối với bạo lực gia đình được áp dụng tối đa là bao lâu đối với quyết định của Chủ tịch UBND cấp xã?

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 có quy định về cấm tiếp xúc theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

    Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc mỗi lần không quá 03 ngày trong các trường hợp sau đây:

    - Có đề nghị của người bị bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đối với hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe dọa tính mạng của người bị bạo lực gia đình.

    - Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đề nghị thì phải được sự đồng ý của người bị bạo lực gia đình hoặc người giám hộ, người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình;

    - Hành vi bạo lực gia đình đe dọa tính mạng của người bị bạo lực gia đình.

    Như vậy, theo quy định nêu trên, tùy vào vụ án và thẩm quyền ban hành quyết định thì quyết định cấm tiếp xúc đối với bạo lực gia đình được áp dụng cũng có sự khác biệt.

    Theo đó, quyết định cấm tiếp xúc đối với bạo lực gia đình được áp dụng tối đa là không quá 03 ngày cho mỗi lần ra quyết định cấm tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình đối với quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

    Tóm lại, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình có trách nhiệm phân loại tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình ngay sau khi nhận được tin báo, tố giác.

     
    26 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận