Chủ thể nào có thể yêu cầu giải quyết ly hôn?

Chủ đề   RSS   
  • #604434 01/08/2023

    maithuan415
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/06/2020
    Tổng số bài viết (560)
    Số điểm: 4954
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 60 lần


    Chủ thể nào có thể yêu cầu giải quyết ly hôn?

    Ly hôn cũng có thể được coi là một hiện tượng xã hội, dựa vào tính chất sự việc để đánh giá về nó tích cực hay tiêu cực. Nếu cuộc hôn nhân đang rơi vào khủng hoàng thì việc ly hôn lại là một cách để giải phóng tình trạng cần thiết nhất.
     
    Vậy pháp luật quy định những chủ thể nào có thể yêu cầu giải quyết ly hôn? 
     
    Chủ thể nào có thể yêu cầu giải quyết ly hôn?
     
    Căn cứ Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định như sau:
     
    – Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
     
    – Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
     
    – Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
     
    Như vậy, người có quyền yêu cầu ly hôn là vợ, chồng hoặc cả hai người. Thậm chí trong một số trường hợp sau đây, cha, mẹ, người thân thích khác cũng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn:
     
    Một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình và là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ. 
     
    Tuy vậy, nếu vợ đang có thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì chồng không được yêu cầu ly hôn.
     
    Tòa án giải quyết yêu cầu ly hôn trong trường hợp nào?
     
    Về các hình thức ly hôn, hiện có 02 cách để yêu cầu ly hôn:
     
    Về thuận tình ly hôn được quy định tại Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau: Tòa án sẽ giải quyết yêu cầu ly hôn nếu hai vợ chồng cùng yêu cầu; thật sự tự nguyện; thỏa thuận được về việc chia tài sản, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con cái… bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con;
     
    Về ly hôn đơn phương (hay còn gọi là ly hôn theo yêu cầu của một bên) được quy định tại Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau: Là một bên vợ hoặc chồng yêu cầy ly hôn, không hòa giải được. Tòa án chấp nhận giải quyết ly hôn trong trường hợp này nếu có các căn cứ sau:
     
    – Vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình;
     
    – Vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn;
     
    – Có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia;
     
    – Vợ chồng vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được. Để hướng dẫn cụ thể căn cứ này, điểm a Mục 8 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP nêu rõ:
     
    Quan hệ hôn nhân trầm trọng: Đã được nhắc nhở, hòa giải nhiều lần nhưng vẫn vi phạm:
     
    – Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau: Mỗi người chỉ biết bổn phận của người đó, bỏ mặc người còn lại…
     
    – Vợ hoặc chồng luôn ngược đãi, hành hạ nhau: Thường xuyên đánh đập, hoặc xúc phạm danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau,…
     
    – Vợ chồng không chung thuỷ với nhau: Ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình…
     
    Đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài: Sau khi được nhắc nhở, khuyên bảo nhiều lần nhưng không cải thiện tình trạng hôn nhân thì đây có thể là căn cứ cho rằng đời sống vợ chồng không thể kéo dài.
     
    Mục đích của hôn nhân không đạt được: Hôn nhân là quan hệ giữa vợ, chồng sau khi kết hôn. Theo đó, khi kết hôn, hai vợ chồng phải:
     
    – Bình đẳng về quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình;
     
    – Có tình nghĩa vợ chồng như: Yêu thương nhau, chung thủy, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau; tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau…
     
    Cơ quan có thẩm quyền giải quyết ly hôn
     
    Theo khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. 
     
    Tòa án sẽ là cơ quan duy nhất có trách nhiệm ra phán quyết chấm dứt quan hệ hôn nhân của vợ chồng.
     
    Phán quyết ly hôn của Tòa án thể hiện dưới hai hình thức: bản án hoặc quyết định.
     
    – Nếu hai bên vợ chồng thuận tình ly hôn thỏa thuận với nhau giải quyết được tất cả các nội dung quan hệ vợ chồng khi ly hôn thì Tòa án công nhận ra phán quyết dưới hình thức là quyết định.
     
    – Nếu vợ chồng có mâu thuẫn, tranh chấp thì Tòa án ra phán quyết dưới dạng bản án ly hôn.
     
    733 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận