Chồng ở nước ngoài không về Tòa có cho ly hôn?

Chủ đề   RSS   
  • #462966 29/07/2017

    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Chồng ở nước ngoài không về Tòa có cho ly hôn?

    Xin chào mọi người. Em có người quen hỏi về trường hợp vợ chồng họ muốn ly hôn nhưng chồng chị ấy giờ đang ở nước ngoài, chị ấy hiện đang ở Nghệ An. Chị ấy hỏi em là việc chồng chị đang ở nước ngoài, vợ chồng chị thuận tình ly hôn, chồng chị không về Việt Nam trong suốt quá trình giải quyết vụ việc có được không? Thuận tình ly hôn có buộc cả hai người phải đến Tòa hay không? 
    Quan điểm của Em: 
     
    Theo quy định tại khoản 14 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014: “Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án”. 
    Theo Điều 55 của Luật này : “Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì tòa án giải quyết việc ly hôn.”
    Như vậy, do vợ chồng họ đều tự nguyện ly hôn và không có tranh chấp về tài sản và con cái nên việc ly hôn sẽ thực hiện theo thủ tục thuận tình ly hôn được quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
     
    Khi đó, áp dụng Điều 396, 397 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 thì:
    Điều 396. Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn
    1. Vợ, chồng yêu cầu Tòa án công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn phải có đơn yêu cầu. Đơn phải có các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 362 của Bộ luật này.
    2. Vợ, chồng cùng yêu cầu Tòa án công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn yêu cầu. Trong trường hợp này vợ, chồng cùng được xác định là người yêu cầu.
    3. Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải gửi tài liệu, chứng cứ chứng minh thỏa thuận về thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn là có căn cứ và hợp pháp.
    Điều 397. Hòa giải và công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn
    1. Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, trước khi tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ, khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán có thể tham khảo ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em về hoàn cảnh gia đình, nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn và nguyện vọng của vợ, chồng, con có liên quan đến vụ án.
    2. Thẩm phán phải tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ; giải thích về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa cha, mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình, về trách nhiệm cấp dưỡng và các vấn đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.
    3. Trường hợp sau khi hòa giải, vợ, chồng đoàn tụ thì Thẩm phán ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu của họ.
    4. Trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành thì Thẩm phán ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự theo quy định tại Điều 212 của Bộ luật này khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:
    a) Hai bên thực sự tự nguyện ly hôn;
    b) Hai bên đã thỏa thuận được với nhau về việc chia hoặc không chia tài sản chung, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con;
    c) Sự thỏa thuận phải bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ, con.
    5. Trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành và các đương sự không thỏa thuận được về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì Tòa án đình chỉ giải quyết việc dân sự về công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn và thụ lý vụ án để giải quyết. Tòa án không phải thông báo về việc thụ lý vụ án, không phải phân công lại Thẩm phán giải quyết vụ án. Việc giải quyết vụ án được thực hiện theo thủ tục chung do Bộ luật này quy định.
    Từ quy định trên, em nghĩ là buổi hòa giải cần phải có hai người, nên khi ly hôn mà một bên ở nước ngoài không về, thì sẽ coi như hòa giải không thành và Tòa không công nhận thuận tình ly hôn. Khi đó, vụ án được giải quyết theo thủ tục chung.
    Mong nhận được góp ý của mọi người.

    Không có gì là không thể.

     
    4945 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #462981   29/07/2017

    re

    chào bạn trong trường hợp nàu tôi thấy người vợ làm đơn khởi kiện yêu cầu đơn phương ly hôn. sau khi thụ lý toà sẽ uỷ thác tư pháp đến nước người chồng đang sinh sống. nếu ngườ chồg cũng đồng ý ly hôn và thống nhất các vấn đê về con cái, tài sản thì toà ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự. và cho ly hôn

    Hỗ trợ các bạn những vấn đề pháp lý qua email.

    Email: luatsutrantrongqui@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #472718   29/10/2017

    minhpham1995
    minhpham1995
    Top 50
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2017
    Tổng số bài viết (1446)
    Số điểm: 12229
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 211 lần


    Tòa án chỉ công nhận thuận tình ly hôn khi hai người cùng thỏa thuận được đầy đủ về mặt tình cảm, tài sản và con cái. Và buổi hòa giải phải có hai người. Nếu người kia ở nước ngoài thì vẫn có thể làm thủ tục ly hôn được (thông qua việc ủy thác tư pháp thôi) chứ không bị hạn chế về quyền được ly hôn của vợ hoặc chồng.

     
    Báo quản trị |