Chồng làm công việc X, vợ không được làm công việc Y: Nếu chỉ có con nhưng không ĐKKH thì có được làm?

Chủ đề   RSS   
  • #560236 10/10/2020

    lamkylaw
    Top 100
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2018
    Tổng số bài viết (660)
    Số điểm: 14232
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 612 lần


    Chồng làm công việc X, vợ không được làm công việc Y: Nếu chỉ có con nhưng không ĐKKH thì có được làm?

    Pháp luật quy định nhiều trường hợp khi vợ/chồng đảm nhiệm một vị trí nào đó thì người còn lại không được đảm nhiệm vị trí khác trong cùng lĩnh vực, nhiệm vụ,... Vậy trường hợp 2 người chỉ có con nhưng không đăng ký kết hôn thì có được làm những việc đó không?

    Cụ thể một số trường hợp sau:

    * Cán bộ, công chức:

    Một số trường hợp cán bộ, công chức không được bố trí người thân làm những việc sau:

    Thứ nhất, Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó.

    Thứ 2, Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan nhà nước không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước hoặc để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề do người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.

    Thứ 3, Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng và người giữ chức danh, chức vụ quản lý khác trong doanh nghiệp nhà nước không được ký kết hợp đồng với doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột; cho phép doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột tham dự các gói thầu của doanh nghiệp mình; bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong doanh nghiệp hoặc giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho doanh nghiệp.

    Xem thêm: Những việc người thân của cán bộ, công chức không được làm: TẠI ĐÂY

    * Trong lĩnh vực kế toán

    Điều 52 Luật kế toán năm 2015 về những người không được làm kế toán được quy định như sau:

    “…Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của người đại diện theo pháp luật, của người đứng đầu, của giám đốc, tổng giám đốc và của cấp phó của người đứng đầu, phó giám đốc, phó tổng giám đốc phụ trách công tác tài chính - kế toán, kế toán trưởng trong cùng một đơn vị kế toán, trừ doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các trường hợp khác do Chính phủ quy định.”

    Nghị Định 174/2016/NĐ-CP tại Điều 19 hướng dẫn điều 52 Luật kế toán cũng quy định những người không được làm kế toán:

    “…2. Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của người đại diện theo pháp luật, của người đứng đầu, của giám đốc hoặc tổng giám đốc và của cấp phó của người đứng đầu, phó giám đốc hoặc phó tổng giám đốc phụ trách công tác tài chính - kế toán, kế toán trưởng trong cùng một đơn vị kế toán, trừ doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu, doanh nghiệp thuộc loại hình khác không có vốn nhà nước và là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.”

    Căn cứ quy định trên, nếu không thuộc trường hợp doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thì vợ bạn không được làm kế toán trưởng khi bạn là chủ tịch Hội đồng thành viên.

    >>> Trường hợp nếu trường hợp 2 người chỉ có con nhưng không đăng ký kết hôn thì có được làm những việc trên không?

    Theo quy định của Luật hôn nhân gia đình: Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn mà kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.

    Như vậy để xem nhau là vợ chồng hợp pháp phải có đăng ký kết hôn khi đủ điều kiện theo Luật định

    Xem thêm: Khi nào ​không đăng ký kết hôn nhưng vẫn được coi là vợ chồng: Xem TẠI ĐÂY

    Vì vậy, không thuộc trường hợp không đăng ký kết hôn nhưng vẫn được pháp luật chấp nhận là vợ chồng thì nếu không ĐKKH thì không phải là vợ chồng hợp pháp. Mà những trường hợp nêu trên pháp luật xác nhận danh xưng là vợ, chồng thì phải là những người hợp pháp trên giấy tờ trường hợp dù có con nhưng không đăng ký kết hôn vẫn không được xem là vợ chồng hợp pháp và không bị điều chỉnh bởi nội dung trên.

    Trên đây là quan điểm của mình về vấn đề này, các bạn đóng góp ý kiến thêm nhé!

    Cập nhật bởi lamkylaw ngày 10/10/2020 10:26:46 SA
     
    1792 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lamkylaw vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (10/10/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #591408   25/09/2022

    Chồng làm công việc X, vợ không được làm công việc Y: Nếu chỉ có con nhưng không ĐKKH thì có được làm?

    Cảm ơn bài viết hữu ích của bạn. Do tính chất đặc thù, trong một số công việc, pháp luật có một số quy định theo kiểu chồng làm công việc X thì vợ không được làm công việc Y. Nhưng pháp luật không có quy định về các đối tượng như chồng cũ, vợ cũ hay những người có con chung với nhau nhưng không đăng ký kết hôn. Hiện nay,  đăng ký kết hôn là phương thức hợp pháp để được công nhận là vợ chồng của nhau theo pháp luật Việt Nam. Do đó, theo quan điểm cá nhân, các đối tượng chồng cũ, vợ cũ hay những người có con chung với nhau nhưng không đăng ký kết hôn thì sẽ không bị điều chỉnh bởi quy định nêu trên.

     
    Báo quản trị |