Chọn hình thức doanh nghiệp nào khi thành lập công ty

Chủ đề   RSS   
  • #281058 14/08/2013

    mongvi188

    Female
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/03/2013
    Tổng số bài viết (29)
    Số điểm: 1519
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 14 lần


    Chọn hình thức doanh nghiệp nào khi thành lập công ty

    Trước khi thành lập công ty, doanh nghiệp, chắc hẳn bạn đã phải lựa chọn cho mình một hình thức doanh nghiệp phù hợp trong tất cả các hình thức khác nhau. Dưới đây chúng tôi đưa ra 4 hình thức áp dụng cho công ty, doanh nghiệp đang phổ biến như: Công ty tư nhân, Công ty cổ phần, Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH 2 thành viên.

    Vấn đề ngoại giao, quan hệ đối tác, các công ty, doanh nghiệp là một vấn đề khó khăn khi thành lập công ty. Bạn có thể tham khảo thêm về : Những khó khăn khi thành lập công ty.

    Vấn đề tôi muốn nói ở đây là làm sao để chọn đúng hình thức áp dụng cho công ty mình, làm thế nào để kinh doanh hiệu quả, có bao nhiêu công ty cùng hình thức kinh doanh với bạn, và tình hình tài chính kinh doanh của công ty họ ra sao?

    Một số tiêu chí sau sẽ giúp bạn tìm được đúng hình thức áp dụng cho công ty của mình.

    • Các  hình thức Nợ (vay nợ, nợ tập đoàn, trái phiếu và giấy hẹn trả tiền.) khác nhau đi kèm với mỗi hình thức doanh nghiệp là gì?

    • Chi phí và thủ tục

    • Thuế thu nhập doanh nghiệp

    • Nhu cầu đầu tư

    1. Đối với Công ty tư nhân

    - Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân. Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.

    - Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; có toàn quyền quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp, thì chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

    - Do là chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp nên doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. Chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng và giúp cho doanh nghiệp ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, do không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của chủ doanh tư nhân cao, chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp và của chủ doanh nghiệp chứ không giới hạn số vốn mà chủ doanh nghiệp đã đầu tư vào doanh nghiệp. 

    2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

    - Công ty TNHH một thành viên là một hình thức đặc biệt của công ty trách nhiệm hữu hạn. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc cá nhân làm chủ sở hữu; chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp.

    - Chủ sở hữu công ty có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phiếu.

    - Chủ sở hữu công ty không được trực tiếp rút một phần hoặc toàn bộ số vốn đã góp vào công ty. Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn cho tổ chức hoặc cá nhân khác. Chủ sở hữu công ty không được rút lợi nhuận của công ty khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả.

    -Tùy thuộc quy mô và ngành, nghề kinh doanh, cơ cấu tổ chức quản lý nội bộ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên bao gồm: Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Chủ tịch công ty và Giám đốc.

    - Nhìn chung, công ty trách nhiệm hữu hạn có đầy đủ các đặc thù của công ty trách nhiệm hữu hạn có ít nhất hai thành viên. Điểm khác biệt duy nhất giữa công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn có ít nhất hai thành viên là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chỉ có một thành viên duy nhất và thành viên này có thể là một tổ chức có tư cách pháp nhân hoặc là một cá nhân.

    - Lợi thế của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là chủ sở hữu công ty có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty.

    3. Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên.

    - Công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp trong đó thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp. Thành viên của công ty có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên tối thiểu là hai và tối đa không vượt quá năm mươi. Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn.

    - Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên phải có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc. Công ty trách nhiệm hữu hạn có trên mười một thành viên phải có Ban kiểm soát.

    4. Công ty cổ phần

    Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:

    • Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;

    • Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

    • Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết;

    • Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa.

    - Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

    - Công ty cổ phần phải có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc); đối với công ty cổ phần có trên mười một cổ đông phải có Ban kiểm soát. Những ưu, nhược điểm của Công ty cổ phần:

    Lợi thế của công ty cổ phần là:

    • Chế độ trách nhiệm của công ty cổ phần là trách nhiệm hữu hạn, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi do của các cổ đông không cao;

    • Khả năng hoạt động của công ty cổ phần rất rộng, trong hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề;

    • Cơ cấu vốn của công ty cổ phần hết sức linh hoạt tạo điều kiện nhiều người cùng góp vốn vào công ty;

    • Khả năng huy động vốn của công ty cổ phần rất cao thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng, đây là đặc điểm riêng có của công ty cổ phần;

    • Việc chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần là tương đối dễ dàng, do vậy phạm vi đối tượng được tham gia công ty cổ phần là rất rộng, ngay cả các cán bộ công chức cũng có quyền mua cổ phiếu của công ty cổ phần

    Cập nhật bởi mongvi188 ngày 15/08/2013 08:58:40 SA
     
    66776 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #281941   19/08/2013

    nguyentienhieu
    nguyentienhieu

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2011
    Tổng số bài viết (25)
    Số điểm: 240
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    thiếu công ty hợp danh

     

    NĐ & ASSOCIATES

    NGUYỄN ĐĂNG VÀ CỘNG SỰ

    *** Doanh nghiệp; Hợp đồng; Giấy phép con

    *** Sáp nhập, mua & bán Doanh nghiệp

    *** Công chứng, chứng thực

    Hotline : 0976.926.557

     
    Báo quản trị |  
  • #305790   09/01/2014

    luatgiatrinhvn
    luatgiatrinhvn

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:06/12/2012
    Tổng số bài viết (41)
    Số điểm: 223
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 15 lần


    Thủ tục thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp tại việt nam.

    Xã hội ngày càng phát triển, kinh tế ngày càng tăng trưởng mạnh, và lượng nhu cầu người muốn thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp tư nhân ngày càng tăng.
     
    Thế nhưng có một điều khá bất tiện với những người mới bắt đầu làm thủ tục thành lập công ty, vì nó có liên quan tới pháp luật việt nam.
     
    Nhằm cung cấp tới các quý khách hiểu rõ hơn về thủ tục thành lập công ty, sau đâu tôi xin giới thiệu tới các bạn đầy đủ nhất từng bước chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty tới việc sau khi sau làm thủ, giấy tờ sau.
     
     
    Bước 1.Chuẩn bị trước thành lập.
    - Chuẩn bị CMND bản sao của các cổ đông đối với công ty cổ phần, của các thành viên đối với công ty TNHH.
     
    - Lựa chọn tên công ty (tên công ty không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với những công ty đã có trước đó).
     
    - Chọn địa chỉ trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp (Trụ sở chính của công ty không được đặt tại căn hộ chưng cư và khu tập thể).
     
    - Lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp với hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
     
    - Lựa chọn vốn điều lệ phù hợp với quy mô công ty và ngành nghề đăng ký kinh doanh.
     
    - Lựa chọn người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
     
    Bước 2. Quy trình thành lập công ty:
    - Đăng ký cấp giấy phép kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh.
     
    - Đăng ký mã số thuế với cơ quan thuế.
     
    - Đăng ký con dấu tròn doanh nghiệp tại cơ quan công an.
     
    - Đăng ký mã số xuất nhập khẩu (nếu cần).
     
    Bước  3.Thủ tục sau thành lập:
    - Sau khi đã tiến hành xong các thủ tục thành lập công ty thì doanh nghiệp sẽ tiến hành đóng thuế môn bài. Thuế môn bài được quy định theo các bậc phù hợp với mức vốn điều lệ mà doanh nghiệp đăng ký thành lập.
     
    - Sau khi tiến hành đóng thuế môn bài xong, thì công ty tiến hành đăng ký các loại thuế mà doanh nghiệp sử dụng và làm thủ tục mua hóa đơn GTGT với cơ quan thuế.
     
     - Sau khi hoàn tất các thủ tục về thuế thì mới có thể coi việc thành lập công ty được hoàn thiện. Công ty bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
     
    Việc làm thủ tục theo các bước trên là tương đối đầy đủ, chi tiết, và đúng pháp luật. nếu bạn còn băn khoăn về thủ tục thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp bạn có thể tìm hiểu thêm về thủ tục thành lập doanh nghiệp việt nam. 
     
    Cập nhật bởi luatgiatrinhvn ngày 09/01/2014 02:02:13 CH

    Luật Gia Trịnh

    Cơ sở 1: Số 534 Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

    Cơ sở 2: P902, tòa nhà HH1, đường Dương Đình Nghệ, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

    Phone: 0978 631 644 - 0916.674.386

    Website: www.luatgiatrinh.com

    Email: luatgiatrinh.@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #315624   26/03/2014

    bomcongnghiep
    bomcongnghiep

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2014
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Những bước cần làm khi thành lập doanh nghiệp

    Khi bạn bắt tay vào thành lập doanh nghiệp bạn gặp vô vàng những khó khăn. Bạn cần phải vượt qua những khó khăn đó bạn mới có thể thành công sau này.
    Để giúp bạn thành công khi thành lập doanh nghiệp. Sau đây là những bước cần làm khi thành lập công ty để công ty phát triển vững chắt, là nền móng để phát triển sau này.
    1. Những từ mang ý nghĩa cụ thể
    Khi bạn nghe tới những cái tên như Yahoo, Apple, Amazon hay Twitter, bạn sẽ nghĩ ngay tới những thực thể, những thứ có thể cảm nhận được bằng các giác quan. Tuy nhiên, chúng lại không thật sự có ý nghĩa liên quan trực tiếp tới lĩnh vực hoạt động của các công ty. Apple không bán táo cũng như Twitter không bán chim, điều đó là hiển nhiên rồi.
    • Lý do để đặt tên theo cách này: Vui vui, dễ chọn và mang lại cảm giác thú vị lạ lạ. Ban đầu những người sáng lập ra Yahoo không chỉ định tìm ra một cái tên vui vui, mà còn phải có khả năng tạo nên sự độc đáo trong chiến dịch quảng cáo. Và thế là, tiếng hú “Yahoo!” của thổ dân Mỹ đã được chọn. Apple thì được dịch sâu xa hơn một chút. Quả táo trong câu chuyện Newton được coi là niềm cảm hứng để ông suy ra được định luật vạn vật hấp dẫn, ngay khi quả táo rơi vào đầu ông.
    • Lý do để không đặt tên theo cách này: Mặc dù chúng là những từ cụ thể, nhưng thật ra lại rất… trừu tượng và dễ gây nhầm lẫn. Sự lựa chọn có phần “ngẫu hứng” kiểu này cũng hơi 5 ăn 5 thua, và nếu không may mà sai thì công ty đó sẽ rơi vào tình trạng chẳng gây được ấn tượng gì.
    2. Những từ “bị” đánh vần sai
    Tất nhiên là người ta biết cách đánh vần đúng cho những cái tên bị “đánh vần sai” đó. Nhưng vận dụng ngữ âm nhiều hơn ngữ pháp trong việc đặt tên cũng có nhiều khả năng mang lại cho công ty của bạn một ấn tượng thật sự… thú vị. Có khá nhiều ví dụ cho trường hợp này, như: Tumblr (Tumbler), del.icio.us (delicious), Digg (dig), flickr (flicker) and Google (Googol).
    • Lý do để đặt tên theo cách này: Không chỉ tạo ra sự nổi bật giữa đám đông, những cái tên được đặt theo cách này cũng khá là dễ nhớ và dễ tìm.
    • Lý do để không đặt tên theo cách này: Không may chọn phải một từ đánh vần sai nhiều quá, nó sẽ khiến người ta bối rối và khó nhớ ra, dẫn đến việc công ty bị đẩy vào trạng thái khó định vị.
    3. Những từ ghép có 2 âm tiết
    Rất nhiều công ty mới đang đặt tên theo cách này. Nổi bật giữa đám đông, ta có Birchbox, Skillshare, Crowdtilt and JackThreads. Có lẽ sau sự nôỉ tiếng của “Mặt Sách” (Facebook), trào lưu này càng lúc càng nở rộ.
    • Lý do để đặt tên theo cách này: Phải có đến hàng tỉ cách để ghép 2 từ lại với nhau để tạo thành một từ mới và lấy làm tên của một công ty. Mặc dù có phần dài hơn những cái tên ở hai cách trên, nhưng chúng vẫn thuộc dạng dễ nhớ và dễ tìm.
    • Lý do để không đặt tên theo cách này: Không có nhiều điểm hạn chế, ngoại trừ việc những cái tên kiểu này hơi “bão hòa”. Lưu ý là đặt tên kiểu này thì nên cẩn thận một chút, khó mà “ngẫu hứng” được như 2 cách đầu tiên.
    4. Viết tắt các chữ cái đầu tiên
    IBM (International Business Machines), AOL (America Online) and TBS (Turner Broadcast System) là những ví dụ sinh động nhất chonhững công ty đặt tên theo cách này. Có nguồn tin cho hay, Rupert Murdoch cũng đang cân nhắc rút gọn Wall Street Journal’s lại chỉ còn WSJ.
    • Lý do để đặt tên theo cách này: Nếu cần một cụm-nhiều-từ ghép lại với nhau để có thể miêu tả về một công ty, đây có lẽ là một cách hay. Nó cũng hữu ích trong việc cung cấp những thông tin sơ bộ cho các đối tác và những người cần tìm hiểu về công ty đó.
    • Lý do để không đặt tên theo cách này: Hơi nhàm. Và đa số các công ty đều dùng 3 chữ cái để tạo thành tên của công ty mình, thế nhưng bây giờ chẳng còn tên miền .com nào tồn tại trên Internet cả. Có lẽ nếu thật sự muốn thì công ty đó phải bỏ ra kha khá tiền để mua được một tên miền như thế.
    5. Những từ không theo nguyên tắc nào trong 4 nguyên tắc trên
    Skype, Hulu, Zynga… Không có ý nghĩa cụ thể,ý nghĩa trừu tượng cũng không nốt. Cũng chẳng vui vẻ, thú vị, “bị” phát âm sai, được viết tắt hay là ghép từ đâu vào cả. Nói chung là cách đặt tên này hoàn toàn… sáng tạo và ngẫu hứng theo đúng nghĩa của nó. Nếu có công ty nào đó sở hữu cái tên như vậy mà gây dựng được chút tiếng tăm, cái tên của họ sẽ trở thành một thương hiệu không thể lẫn đi đâu được.
     

    Xem thêm tại :https://sites.google.com/site/thanhlapcongtyhn/thanh-lap-doanh-nghiep/nhung-buoc-can-lam-khi-thanh-lap-doanh-nghiep

     
    Báo quản trị |  
  • #345281   18/09/2014

    vietlaw94
    vietlaw94

    Female
    Mầm

    Quảng Bình, Việt Nam
    Tham gia:08/04/2014
    Tổng số bài viết (32)
    Số điểm: 595
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 1 lần


    Doanh Nghiệp Tư Nhân chứ có ai gọi là Công ty Tư Nhân đâu. Với lại thiếu Công ty Hợp Danh nữa

     

     
    Báo quản trị |  
  • #382847   12/05/2015

    musm_yen
    musm_yen

    Sơ sinh


    Tham gia:08/09/2014
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 225
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Doanh nghiệp tư nhân vẫn cần có đăng ký kinh doanh à các bác? em đang tìm hiểu giúp bạn em.

     
    Báo quản trị |  
  • #386024   02/06/2015

    daongoctu80
    daongoctu80

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/10/2012
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Doanh thu một tháng bao nhiêu thì nên thành lập công ty nhỉ các bác? Em đang kinh doanh mô hình siêu nhỏ, mỗi tháng doanh thu có chục triệu. Nhưng nếu thành lập được công ty thì mô hình kinh doanh lớn hơn, phát triển hơn? Vậy có nên thành lập Công ty ko các bác? ;)

     

     
    Báo quản trị |