Cho vay tiền qua mạng: được - mất thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #606844 15/11/2023

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2143)
    Số điểm: 74986
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 1599 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Cho vay tiền qua mạng: được - mất thế nào?

    Công an cảnh báo người dân về chiêu lừa đảo cho vay tiền qua mạng mất hàng chục triệu đồng. 

    Mới đây, Báo điện tử VTV đưa tin Công an quận Hà Đông, Hà Nội vừa bắt giữ 5 đối tượng ở huyện Ứng Hòa để điều tra về hành vi chiếm đoạt tài sản bằng chiêu trò lừa đảo cho vay tín dụng trên mạng xã hội, cụ thể:

    Công an cảnh báo người dân đề cao cảnh giác bởi tội phạm sử dụng công nghệ cao luôn có những chiêu trò mới để mở rộng quy mô hoạt động và che giấu hành vi phạm tội.

    4 chiếc máy tính để bàn, gần chục chiếc điện thoại đi động và những thiết bị kết nối mạng không dây là tang vật của vụ lừa đảo cho vay tín dụng. Một nạn nhân đã kể lại tình huống phát hiện mình bị lừa: "Nhu cầu vay chỉ 11 triệu đồng, nhưng đối tượng đã yêu cầu tôi đóng nhiều loại phí: phí làm hồ sơ, phí đóng dấu, bảo hiểm... Tôi đóng phí hết 2,3 triệu đồng, nhưng các đối tượng bắt tôi phải đóng thêm các khoản phí khác. Lúc đó, tôi mới phát hiện mình bị lừa".

    Trước đó, kiểm tra bất ngờ một căn chung cư cho thuê trên tầng 5, khu đô thị Xa La, phường Phúc La, Hà Đông, lực lượng chức năng đã phát hiện nhiều dấu hiệu bất thường.

    "Căn hộ này sử dụng thiết bị kết nối mạng không dây Dcom 3G. Qua kiểm tra, các đối tượng sử dụng hàng nghìn tài khoản mạng xã hội ảo để dụ dỗ, lôi kéo người dân có nhu cầu vay vốn nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản", Trung tá Ngô Ngọc Nam, Phó Đội trưởng Đội cảnh sát hình sự, Công an quận Hà Đông, Hà Nội, cho biết.

    Đối tượng chủ mưu khai nhận đã mua hàng nghìn tài khoản mạng xã hội ảo, giao cho các đối tượng trong nhóm đăng bài lên các trang mạng. Mục đích là để giả danh nhân viên ngân hàng hỗ trợ người có nhu cầu vay tiền, đồng thời giả là người đã vay được tiền để "cò mồi". Khi có nạn nhân sập bẫy lừa, chúng đã dẫn dụ nạn nhân làm theo hướng dẫn để xóa sạch dấu vết.

    Kết quả điều tra bước đầu, sau gần 2 năm hoạt động, ổ nhóm lừa đảo vừa bị bắt gọn đã lừa được số tiền lên tới hàng tỷ đồng. Tuy nhiên do các tài khoản chơi game, đánh bài trực tuyến được quản lý bởi các nhà cái và máy chủ đặt ở nước ngoài, nên rất khó có thể xác minh cụ thể danh tính, số lượng nạn nhân cũng như số tiền mà các nạn nhân bị chiếm đoạt.

    "Với thủ đoạn này, sau khi các đối tượng lừa được các bị hại chuyển tiền vào các tài khoản game và rút sạch tiền của họ, xóa sạch dấu vết, gây nhiều khó khăn cho công tác điều tra, truy bắt đối tượng", Trung tá Ngô Ngọc Nam cho biết thêm.

    Cơ quan Công an cũng cho biết đang tiếp tục củng cố hồ sơ, làm rõ hành vi của từng đối tượng trong ổ nhóm này, đồng thời yêu cầu ai là bị hại, hãy đến cơ quan công an trình báo để làm cơ sở xử lý nghiêm các đối tượng về tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

    Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

    Truy cứu TNHS tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

    Theo đó, căn cứ Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015  được sửa đổi bởi điểm a, c Khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về mức phạt cho tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cụ thể:

    Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2-50 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    - Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

    - Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật Hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

    - Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

    - Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

    Mức phạt cao nhất của tội này có thể bị phạt tù chung thân.

    Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01-05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

    Xử phạt vi phạm hành chính

    Liên quan đến hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của bộ luật hình sự thì sẽ bị xử lý hình sự.

    Về xử phạt vi phạm hành chính chị tham khảo tại điểm c khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình:

    Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi:

    Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả.

    Theo đó, cá nhân có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Đối với tổ chức thì mức phạt tiền sẽ gấp đôi theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.

    Bên cạnh đó cũng sẽ áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi trên.

     
    140 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    admin (03/01/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận