Cho em hỏi giữa Văn phòng giao dịch và Phòng giao dịch có gì là khác nhau không ạ

Chủ đề   RSS   
  • #437376 02/10/2016

    Mickeycute
    Top 150
    Male
    Lớp 8

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:06/01/2013
    Tổng số bài viết (524)
    Số điểm: 10450
    Cảm ơn: 187
    Được cảm ơn 61 lần


    Cho em hỏi giữa Văn phòng giao dịch và Phòng giao dịch có gì là khác nhau không ạ

    Cho em hỏi giữa Văn phòng giao dịchPhòng giao dịch có gì là khác nhau không ạ
     
    VD: Văn phòng giao dịch Công ty cổ phần A; Phòng giao dịch Ngân hàng TMCP B
     
    Em xin chân thành cám ơn
     
    18466 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #437405   03/10/2016

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Mickeycute viết:

    Cho em hỏi giữa Văn phòng giao dịchPhòng giao dịch có gì là khác nhau không ạ
     
    VD: Văn phòng giao dịch Công ty cổ phần A; Phòng giao dịch Ngân hàng TMCP B
     
    Em xin chân thành cám ơn

    Chào ban.

    Phòng giao dịch Ngân hàng : là một điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh của một ngân hàng. Hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng.

    - Văn phòng giao dịch: là một hình thức tương tự văn phòng đại diện trực thuộc doanh nghiệp, không trực tiếp hoạt động kinh doanh, không phát sinh doanh số; Hoạt động theo luật doanh nghiệp.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    Mickeycute (03/10/2016)
  • #437410   03/10/2016

    taduc2811
    taduc2811

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:29/09/2016
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Thân chào bạn Mickeycute.

    Về câu hỏi của bạn, mình có một số trao đổi như sau: Văn phòng giao dịch và Phòng giao dịch có sự khác nhau

    - "Văn phòng giao dịch" là thuật ngữ chỉ xuất hiện trong Luật Luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung 2012 với quy định về "văn phòng giao dịch của tổ chức hành nghề luật sư". Điều 42 của Luật này quy định: "Văn phòng giao dịch của tổ chức hành nghề luật sư được thành lập trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức hành nghề luật sư đăng ký hoạt động. Văn phòng giao dịch là nơi tiếp nhận vụ, việc, yêu cầu của khách hàng. Văn phòng giao dịch không được phép thực hiện việc cung cấp dịch vụ pháp lý."

    Tuy nhiên, theo ví dụ của bạn, có lẽ bạn muốn chỉ khái niệm "văn phòng giao dịch" theo nghĩa dùng quen thuộc trong đời sống. Khái niệm "văn phòng giao dịch" này không xuất hiện trong các văn bản pháp luật, mà chỉ có khái niệm tương đương với nó là thuật ngữ "văn phòng đại diện". Theo quy định tại Khoản 2 Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2014: "Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó." Như vậy, doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực đều có thể thành lập văn phòng đại diện/văn phòng giao dịch để thực hiện chức năng đại diện nhằm bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp, văn phòng đại diện không có tư cách độc lập mà là đơn vị phụ thuộc vào doanh nghiệp.

    - "Phòng giao dịch" là thuật ngữ xuất hiện trong Thông tư 21/2013/TT-NHNN quy định về Mạng lưới hoạt động của ngân hàng thương mại. Cụ thể, Khoản 3 Điều 3 Thông tư này giải thích: "Phòng giao dịch là đơn vị phụ thuộc ngân hàng thương mại, được quản lý bởi một chi nhánh ở trong nước của ngân hàng thương mại, hạch toán báo sổ, có con dấu, có địa điểm đặt trụ sở trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở chi nhánh quản lý. Phòng giao dịch không được thực hiện:

    a) Quyết định cấp tín dụng cho một khách hàng vượt quá hai (02) tỷ đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ quy đổi tương đương, trừ trường hợp khoản cấp tín dụng được đảm bảo toàn bộ bằng tiền, thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá do chính ngân hàng thương mại phát hành, trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc nhà nước;

    b) Cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế."

    Như vậy, phòng giao dịch là đơn vị phụ thuôc của ngân hàng thương mại và chỉ hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng mà thôi. Chỉ ngân hàng thương mại mới có thể thành lập phòng giao dịch và một chi nhánh trong nước của ngân hàng này có trụ sở nằm trên cùng địa bàn cấp tỉnh với phòng giao dịch sẽ có nhiệm vụ quản lý phòng giao dịch đó.

     

    Sự khác biệt trên giải thích tại sao chúng ta thường nói "VPGD của công ty cổ phần A", "VPĐD của công ty TNHH B" nhưng lại chỉ nói "PGD của ngân hàng C". 

     

    Rất mong nhận được sự trao đổi, phản hồi từ mọi người.

     

    Trân trọng.

    ___________________

     

    Trần Anh Đức |  CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.vietkimlaw.com)

    M: 0169.2831.662 - E: duc.ta2811@gmail.com

    Ad: CS1- Tầng 5, Tòa nhà SHB, 34 Giang Văn Minh, Ba Đình, HN / CS2 - Tầng 5, Nhà C, 236 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, HN

     

     

    Trần Anh Đức | CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.vietkimlaw.com)

    M: (+84-4) 3.2899.888 - E: luatvietkim@gmail.com

    Ad:

    CS1 - Tầng 5, Tòa nhà SHB, 34 Giang Văn Minh, Ba Đình, HN

    CS2 - Tầng 5, Nhà C, 236 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, HN

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn taduc2811 vì bài viết hữu ích
    hungmaiusa (03/10/2016) Mickeycute (03/10/2016)