Chính sách về ngân hàng - xử phạt hành chính có hiệu lực từ tháng 02/2023

Chủ đề   RSS   
  • #597836 30/01/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Chính sách về ngân hàng - xử phạt hành chính có hiệu lực từ tháng 02/2023

    Từ đầu tháng 02 năm 2023, nhiều chính sách mới có hiệu lực tác động trực tiếp đến đời sống xã hội đặc biệt là về các thủ tục ngân hàng như các trường hợp ngoại tệ được phép mua để chuyển ra nước ngoài hay TCTD mua lại khoản nợ đã bán và xử phạt hành chính về lĩnh vực phim ảnh và hỗ trợ kinh phí cho người dân trồng lúa,... 
     
    chinh-sach-ve-ngan-hang-xu-phat-hanh-chinh-co-hieu-luc-tu-thang-02-2023
     
    1. Các trường hợp được phép mua ngoại tệ để chuyển ra nước ngoài
     
    Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 20/2022/TT-NHNN ngày 30/12/2022 hướng dẫn hoạt động chuyển tiền một chiều từ Việt Nam ra nước ngoài và thanh toán, chuyển tiền cho các giao dịch vãng lai khác của người cư trú là tổ chức, cá nhân.
     
    Theo đó, Ngân hàng Nhà nước quyết định cho phép mua ngoại tệ để chuyển, mang ra nước ngoài bao gồm các trường hợp sau:
     
    Thứ nhất: Người cư trú là công dân Việt Nam có nhu cầu mua ngoại tệ để chuyển, mang ra nước ngoài cho các mục đích chuyển tiền một chiều quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 70/2014/NĐ-CP thực hiện theo hướng dẫn của ngân hàng được phép.
     
    Thứ hai: Trường hợp người cư trú là công dân Việt Nam mua ngoại tệ của ngân hàng được phép để mang ra nước ngoài cho các mục đích chuyển tiền một chiều với mức phải khai báo hải quan, ngân hàng được phép cấp Giấy xác nhận mang ngoại tệ tiền mặt ra nước ngoài theo quy định về mang ngoại tệ tiền mặt khi xuất cảnh, nhập cảnh.
     
    Thứ ba: Trong phạm vi khả năng ngoại tệ hiện có, ngân hàng được phép bán ngoại tệ cho người cư trú là công dân Việt Nam để chuyển, mang ra nước ngoài cho các mục đích chuyển tiền một chiều.
     
    Thứ tư: Đối với mục đích học tập, chữa bệnh, công tác, du lịch, thăm viếng được mua loại ngoại tệ là đồng tiền của nước nơi công dân Việt Nam đến tại ngân hàng được phép. Trường hợp không có đồng tiền của nước nơi công dân Việt Nam đến, ngân hàng được phép thực hiện bán ngoại tệ tự do chuyển đổi khác.
     
    Xem thêm Thông tư 20/2022/TT-NHNN có hiệu lực thi hành từ ngày 15/02/2023.
     
    2. 03 trường hợp tổ chức tín dụng được mua lại khoản nợ đã bán
     
    Thông tư 18/2022/TT-NHNN ngày 26/12/2022 sửa đổi Thông tư 09/2015/TT-NHNN quy định về hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ban hành bởi Thống đốc NHNN Việt Nam.
     
    Cụ thể, sửa đổi quy định đối với trường hợp nợ đã bán của tổ chức tín dụng sẽ không được mua lại ngoại trừ 03 trường hợp sau:
     
    (1) Tổ chức tín dụng mua lại khoản nợ đã bán cho tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo quy định tại điểm a khoản 12 Điều 5 Thông tư 09/2015/TT-NHNN.
     
    (2) Tổ chức tín dụng hỗ trợ mua lại khoản nợ đã bán cho tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo phương án phục hồi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt đã được phê duyệt theo quy định tại khoản 6 Điều 148đ Luật Các tổ chức tín dụng 2010.
     
    (3) Tổ chức tín dụng nhận chuyển giao bắt buộc mua lại khoản nợ đã bán cho ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc theo quy định tại điểm c khoản 12 Điều 5 Thông tư 09/2015/TT-NHNN.
     
    Lưu ý: Trường hợp mua lại khoản nợ đã bán quy định tại mục (1), (2) theo nội dung đã cam kết mua lại khoản nợ tại phương án cơ cấu lại đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong trường hợp sau:
     
    Mục (1): Khoản nợ mua lại được kiểm soát đặc biệt sử dụng làm tài sản bảo đảm cho khoản vay đặc biệt tại NHNN nhưng không còn được phân loại là nợ đủ tiêu chuẩn và bán thay thế bằng khoản nợ đủ tiêu chuẩn khác.
     
    Mục (2): Đến hạn trả nợ vay đặc biệt, tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt chưa có đủ tiền để hoàn trả nợ vay đặc biệt cho NHNN theo kế hoạch trả nợ vay đặc biệt.
     
    (So với Thông tư hiện hành thì chỉ quy định tổ chức tín dụng đã bán khoản nợ của mình thì không được mua lại khoản nợ đó).
     
    Chi tiết Thông tư 18/2022/TT-NHNN có hiệu lực ngày 15/02/2023 sửa đổi Thông tư 09/2015/TT-NHNN.
     
    3. Phạt đến 20 triệu khi phát hành phim từ nước ngoài không đúng mục đích 
     
    chinh-sach-ve-ngan-hang-xu-phat-hanh-chinh-co-hieu-luc-tu-thang-02-2023
     
    Ngày 30/12/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 128/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 38/2021/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo đã được sửa đổi bởi Nghị định 129/2021/NĐ-CP.
     
    Theo đó, đối với trường hợp vi phạm quy định phát hành phim nhập khẩu từ nước ngoài không đúng mục đích, không cam kết sẽ bị xử phạt như sau:
     
    Phạt 10 triệu đồng - 20 triệu đồng đối với hành vi quản lý, sử dụng phim nhập khẩu không đúng mục đích phục vụ hoạt động nghiên cứu, giáo dục, lưu trữ và lưu hành nội bộ.
     
    Phạt 20 triệu đồng - 30 triệu đồng đối với hành vi không cam kết bằng văn bản về nội dung phim không vi phạm quy định tại Điều 9 Luật Điện ảnh 2022 đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định trong trường hợp nhập khẩu phim.
     
    Ngoài ra, còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung khi phát hành phim nhập khẩu không đúng mục đích sẽ bị tịch thu phim.
     
    Đồng thời, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được và gửi văn bản cam kết không vi phạm quy định tại Điều 9 Luật Điện ảnh 2022 đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
     
    (So với Nghị định 38/2021/NĐ-CP thì mức phạt tiền đã tăng khá cao và phạm vi xử phạt chỉ tập trung vào đối với các loại phim được nhập khẩu từ nước ngoài).
     
    Xem thêm Nghị định 128/2022/NĐ-CP có hiệu lực ngày 15/02/2023 sửa đổi Nghị định 38/2021/NĐ-CP.
     
    4. Quyền và nghĩa vụ khiếu nại khi áp dụng biện pháp xử phạt hành chính
     
    Đây là nội dung tại Pháp lệnh 03/2022/UBTVQH15 ngày 13/12/2022 quy định trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại TAND do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành.
     
    Theo đó, người khiếu nại hành vi của người người có thẩm quyền của tòa án trong việc áp dụng biện pháp xử phạt hành chính có quyền và nghĩa vụ như sau:
     
    (1) Quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân khiếu nại
     
    - Tự mình khiếu nại hoặc khiếu nại thông qua người đại diện hợp pháp.
     
    - Khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
     
    - Rút khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết khiếu nại.
     
    - Được nhận văn bản trả lời về việc thụ lý để giải quyết khiếu nại, nhận quyết định giải quyết khiếu nại.
     
    - Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
     
    (2) Nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân khiếu nại
     
    - Khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết.
     
    - Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu cho người giải quyết khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung cấp thông tin, tài liệu đó.
     
    - Chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.
     
    Pháp lệnh 03/2022/UBTVQH15 có hiệu lực thi hành ngày 01/02/2023.
     
    5. Hỗ trợ kinh phí cho nông dân trồng lúa không thấp hơn 50% ngân sách
     
    Bộ Tài chính ban hành Thông tư 02/2023/TT-BTC ngày 06/01/2023 sửa đổi Thông tư 18/2016/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 35/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa.
     
    Theo đó, việc sử dụng kinh phí hỗ trợ cho người trồng lúa sẽ không thấp hơn 50% đối với các đối tượng sau đây:
     
    UBND các cấp sử dụng kinh phí nộp và nguồn kinh phí hỗ trợ theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 35/2015/NĐ-CP. Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể, địa phương sẽ quyết định thực hiện các việc sau:
     
    - Hỗ trợ cho người trồng lúa:
     
    Sử dụng không thấp hơn 50% kinh phí dùng hỗ trợ cho người trồng lúa để áp dụng giống mới, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất lúa; hỗ trợ liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
     
    - Phần kinh phí còn lại để thực hiện các việc sau:
     
    Phân tích chất lượng hóa, lý tính của các vùng đất chuyên trồng lúa nước có năng suất, chất lượng cao định kỳ 10 năm để sử dụng hiệu quả và có biện pháp cải tạo phù hợp: Căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật, các đơn vị lập dự toán chi trình cấp có thẩm quyền quyết định;
     
    Cải tạo nâng cao chất lượng đất chuyên trồng lúa nước hoặc đất trồng lúa nước còn lại.
     
    Đầu tư xây dựng, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn xã, trong đó ưu tiên đầu tư hệ thống giao thông, thủy lợi trên đất trồng lúa.
     
    Khai hoang, phục hóa đất chưa sử dụng thành đất chuyên trồng lúa nước hoặc đất trồng lúa nước còn lại: Mức chi theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Nghị định 35/2015/NĐ-CP.
     
    Xem thêm Thông tư 02/2023/TT-BTC có hiệu lực ngày 20/02/2023 sửa đổi Thông tư 18/2016/TT-BTC.
     
     
     
    759 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (30/01/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận