Chính sách thuế TNCN và bảo hiểm đối với lao động dưới 3 tháng?

Chủ đề   RSS   
  • #513789 16/02/2019

    phungpham1973
    Top 150
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/01/2019
    Tổng số bài viết (549)
    Số điểm: 14940
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 141 lần


    Chính sách thuế TNCN và bảo hiểm đối với lao động dưới 3 tháng?

    Anh mới đăng ký giấy phép kinh doanh hộ gia đình từ tháng 12 năm 2018. Nhưng hàng hóa anh làm là xuất khẩu qua hàn quốc, là hàng nhựa xốp trang trí cho xe cưới. Và đang thuê 2 nhân viên, mỗi tháng 6 triệu Việt Nam đồng, vậy mỗi tháng anh phải đóng thuế TNCN như thế nào, có phải đóng bảo hiểm cho nhân viên không?

     
    1778 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #513792   16/02/2019

    minhpham1995
    minhpham1995
    Top 50
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2017
    Tổng số bài viết (1446)
    Số điểm: 12229
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 211 lần


    Theo thông tin anh/chị cung cấp, tôi xin xác định rằng hộ kinh doanh của anh/chị có ký “hợp đồng lao động” với hai nhân viên đó. Việc có phải đóng bảo hiểm và thuế TNCN hay không sẽ phụ thuộc vào thời hạn của hợp đồng lao động được giao kết giữa các bên. Cụ thể:

    Thứ nhất: Về thuế TNCN

    • Nếu thời hạn của hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên: Người lao động này sẽ không phải chịu thuế TNCN (vì tổng thu nhập trong tháng của họ dưới 9 triệu đồng);
    • Nếu thời hạn của hợp đồng dưới 03 tháng: Người lao động sẽ phải chịu thuế TNCN theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 của Thông tư 111/2013/TT-BTC như sau:

    “i) Khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác

    Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.

    Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.

    Căn cứ vào cam kết của người nhận thu nhập, tổ chức trả thu nhập không khấu trừ thuế. Kết thúc năm tính thuế, tổ chức trả thu nhập vẫn phải tổng hợp danh sách và thu nhập của những cá nhân chưa đến mức khấu trừ thuế (vào mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) và nộp cho cơ quan thuế. Cá nhân làm cam kết phải chịu trách nhiệm về bản cam kết của mình, trường hợp phát hiện có sự gian lận sẽ bị xử lý theo quy định của Luật quản lý thuế.

    Cá nhân làm cam kết theo hướng dẫn tại điểm này phải đăng ký thuế và có mã số thuế tại thời điểm cam kết”.

    Theo đó, nếu tổng mức thu nhập chi trả từ 2.000.000 đồng/ lần thì người này sẽ bị khấu trừ thuế TNCN là 10% theo quy định trên (trừ trường hợp có làm mẫu cam kết 02/CK-TNCN theo hướng dẫn trên).

    Thứ hai: Về bảo hiểm

    • Nếu ký hợp đồng lao đông từ đủ 3 tháng trở lên: Phải đòng đầy đủ các loại bảo hiểm (BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐBNN).
    • Nếu ký hợp đồng lao động từ đủ 1 tháng trở lên đến dưới 03 tháng: Chỉ phải đóng BHXH và BHTNLĐBNN.
     
    Báo quản trị |  
  • #535978   30/12/2019

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2036)
    Số điểm: 15046
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 326 lần


    Mình cung cấp thêm cho các bạn Công văn 1734/BHXH-QLT năm 2017 về hướng dẫn thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tại nạn lao động-bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế do Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh ban hành trong đó có nêu rõ các loại bảo hiểm đối với từng loại hợp đồng luôn nhé. Cụ thể:

    "2. Đối tượng

    2.1. Cùng tham gia BHXH, BH TNLĐ-BNN, BHYT, BHTN

    a) Người làm việc theo hợp đồng lao động (HĐLĐ) có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên; kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

    b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức. Riêng cán bộ, công chức, viên chức quản lý không thuộc đối tượng đóng BHTN;

    c) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

    2.2. Chỉ tham gia BHXH, BH TNLĐ-BNN

    a) Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 (trừ hợp đồng thử việc theo quy định của pháp luật về lao động) thực hiện từ ngày 01/01/2018.

     

    b) Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (thực hiện từ ngày 01/01/2018 theo quy định của Chính phủ); Đối với người nước ngoài làm việc theo HĐLĐ từ đủ 3 tháng trở lên thuộc đối tượng phải tham gia BHYT bắt buộc.

    2.3. Chỉ tham gia quỹ hưu trí, tử tuất

    a) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn;

    b) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

    c) Người hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài quy định tại Khoản 4 Điều 123 Luật BHXH;

    d) Người lao động đang tham gia và người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH bắt buộc còn thiếu tối đa 06 tháng để đủ điều kiện hưởng lương hưu hoặc trợ cấp tuất hằng tháng thì được đóng 1 lần số tháng còn thiếu để hưởng chế độ theo quy định.

    2.4. Người lao động được cử đi học, thực tập, công tác trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương ở trong nước thuộc diện tham gia BHXH, BHTN bắt buộc;

    2.5. Người lao động giao kết nhiều HĐLĐ.

    a) Người lao động đồng thời có từ 02 HĐLĐ trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất.

    b) Trường hợp người lao động giao kết HĐLĐ với nhiều người sử dụng lao động mà đã đóng BHXH và quỹ BH TNLĐ-BNN tại một nơi thì người sử dụng lao động nơi còn lại phải đóng BH TNLĐ-BNN cho người lao động nếu người lao động thuộc đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc."

     

     
    Báo quản trị |