Nghị quyết 08/2011/QH13 của Quốc hội về Thuế Thu Nhập Cá Nhân

Chủ đề   RSS   
  • #123472 12/08/2011

    luunguyen86

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/06/2011
    Tổng số bài viết (12)
    Số điểm: 915
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Nghị quyết 08/2011/QH13 của Quốc hội về Thuế Thu Nhập Cá Nhân


    Cho em hỏi về Nghị quyết 08/2011/QH13 :
    Báo chí trên mạng đều nói rằng thuế TNCN sẽ được miễn ở bậc 1, nhưng em không thấy nói rõ là thông tư hay nghị định bao nhiêu hết, thông tư 113 mới ra thì chỉ đề cập đến tăng mức thu nhập vãng lai, luật sư cho em hỏi tháng 8 tới đây mình được áp dụng miễn bậc 1 thuế TNCN chưa vậy?

    Em cám ơn luật sư nhiều!

    Cập nhật bởi tranthibichvan_tax06 ngày 20/08/2012 05:20:50 CH Cập nhật bởi tranthibichvan_tax06 ngày 15/08/2011 09:10:21 CH Ưu tiên
     
    140978 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

4 Trang <1234>
Thảo luận
  • #125720   24/08/2011

    Hỏi về việc miễn thuế thu nhập cá nhân dưới 9 triệu

    Chào Luật sư,

    Tôi được biết là 4 tháng cuối năm 2011 những ai có mức lương dưới 9 triệu thì sẽ được miễn thuế, vậy những người trên 9 triệu thì sẽ tính như thế nào, tôi nghe là có 2 phương án tính như sau:
    - 1 là : ví dự mức lương là A (trên 9tr) thì (A-9)x10%
    - 2 là : (5-4) x 5% + (A-5) x 10% (tức là tính như cũ)

    Vậy xin hỏi cách tính nào đúng?

    Xin cám ơn!
     
    Báo quản trị |  
  • #125731   24/08/2011

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Cách tính thứ hai là đúng.

    Nghị quyết của QH chỉ nói về việc miễn thuế cho những ai ở mức 1, như vậy những ai đóng thuế ở mức 2 trở lên sẽ không được miễn
     
    Báo quản trị |  
  • #119299   22/07/2011

    luquangvinh
    luquangvinh

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/04/2011
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 275
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Chính sách thuế thu nhập cá nhân: Sao lại “phù thủng” tùy nghi?



    LƯ QUANG VINH

    Posted on  by Civillawinfor

    Sau hai năm áp dụng, Luật thuế thu nhập cá nhân vẫn chưa thực sự đi vào thực tiễn cuộc sống. Chính phủ và các bộ, ngành chưa tìm ra giải pháp hoàn thiện trong việc áp dụng luật thuế này. Từ tiêu chí “thu”, rồi “giãn”, “giảm”, “hoãn” đến nay lại quay về điểm xuất phát là “miễn” thuế thu nhập cá nhân (TNCN) với đối tượng bậc 1 cho đến hết 31/12/2011.

    Loay hoay với bài toán thuế TNCN, Bộ Tài chính dự thảo kiến nghị Quốc hội điều chỉnh về thuế TNCN, trong đó có ba nội dung:

    - Thứ nhất, miễn 5% thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ cổ tức của nhà đầu tư chứng khoán (trừ cổ tức ngân hàng, tổ chức tín dụng);

    - Thứ hai, miễn thuế đối với thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng chứng khoán của cá nhân (20% trên thu nhập hoặc 0,1% trên giá trị chuyển nhượng) do thị trường chứng khoán đang rất khó khăn, nhà đầu tư không có thu nhập;

    - Thứ ba, miễn thuế đối với những người ở bậc 1 tương đương 9 triệu đồng, độc thân. Đây là nhóm người khó khăn nhất trong những người phải nộp thuế, và số thuế được giãn trong 1 tháng tối đa 250.000 đồng/người.

    Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng đề xuất không tính thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với suất ăn giữa ca trong trường hợp doanh nghiệp tự nấu cho người lao động, kể cả trường hợp doanh nghiệp khác nấu suất ăn giữa ca bán cho công nhân tại địa điểm nhà máy, trụ sở doanh nghiệp. Doanh nghiệp được khấu trừ VAT đầu vào trong trường hợp tự nấu hoặc mua suất ăn của doanh nghiệp cung ứng. Đây là đề xuất chặt chẽ, chi tiết đến lòng vòng khó hiểu.

    Cái vòng lẫn quẩn nêu trên cho thấy các nhà hoạch định chính sách còn khá lúng túng trong việc giải quyết quốc kế dân sinh. Một chính sách có định hướng bao giờ cũng mang tính ổn định và ngược lại chứ không thể “phù thủng” tùy nghi. Điều này đặt trọng trách rất nặng lên các nhà hoạch định chính sách cũng như các cơ quan giám sát dân cử. Điểm lại quá trình xây dựng và áp dụng từ năm 2007 đến nay cho thấy, sự ra đời của luật thuế TNCN trong thời gian qua là chưa thật sự chín muồi bởi hai lý do:

    1. Chưa nghiên cứu kỹ lưỡng loại hình thuế TNCN này là nguyên nhân dẫn đến nhiều bất cập trong việc triển khai thực hiện:

    Thực chất, thuế thu nhập cá nhân là loại hình đánh thuế vào người có thu nhập cao. Vậy ai là người có thu nhập cao trong xã hội ta hiện nay? Theo các phương pháp đo lường phối hợp (cả định lượng và định tính), Việt Nam hiện tại chỉ đưa ra được ngưỡng nghèo “không bền vững” và phải tiếp tục hoàn thiện chứ chưa có phương pháp hay công trình nghiên cứu nào về “ngưỡng” thu nhập cao. Chính vì không biết ai là người có thu nhập cao nên nhà làm luật đã “bắt đáy” thu nhập bằng nhiều nấc bậc khác nhau, ngõ hầu tìm ra người chịu thuế.

    Trong bảy bậc chịu thuế từ 5 – 35%, nhà hoạch định chính sách không biết vô tình hay hữu ý đã “thu hẹp” diện chịu thuế đối với người tạo ra nhiều của cải cho xã hội. Điển hình là từ bậc 1 đến bậc 2 chỉ số tăng trưởng 100% (60 – 120 triệu đồng) và áp mức thuế tăng tương ứng từ 5% lên 10%. Nhưng bắt đầu từ bậc 3 trở đi, mỗi bậc, nhà làm luật đã “bốp” mất ít nhất 24% tăng trưởng như: từ 120 – 216 triệu đồng thay vì 120 – 240 triệu đồng, trong khi mức thuế suất vẫn lũy tiến 5% mỗi bậc. Thay vì người tạo ra nhiều của cải cho xã hội sẽ được giữ mức tăng trưởng ổn định và đáng được như thế thì họ bị thu hẹp diện chịu thuế lần lượt từ bậc 4 trở đi là: 48%, 144% và 288%.

    Tiếp theo là cách tính người phụ thuộc quá rườm rà và không cần thiết. Bản chất luật thuế TNCN đã chỉ ra chủ thể chịu thuế là cá nhân có thu nhập cao. Việc còn lại là xác định ngưỡng chịu thuế duy nhất chung cho tất cả các đối tượng có thu nhập cao. Tuy là một mức thuế suất chung, song số tiền nộp thuế sẽ tỷ lệ thuận với thu nhập kiếm được. Mức ấn định này phải bảo đảm thực sự là “cao” sau khi trừ các chỉ số lạm phát, giá tiêu dùng (CPI),… và phải chuẩn hóa bằng công thức cụ thể. Như vậy, người có thu nhập cao là người có thu nhập còn lại đạt đến ngưỡng ấn định chịu thuế sau khi giảm trừ các khoản chi phí sinh hoạt thiết yếu của bản thân, người phụ thuộc [mức chi phí sinh hoạt thiết yếu của bản thân x số người phụ thuộc], chi phí y tế,… Cách tính này chưa hẳn tối ưu, song trước mắt ngăn chặn được hai trạng thái tiêu cực:

    - Người tạo ra nhiều của cải cho xã hội không bị tác động tiêu cực về mặt tâm lý mau bị “đội cấp” chịu thuế. Ngược lại, ngưỡng chịu thuế duy nhất sẽ kích thích người muốn có thu nhập cao đầu tư mở rộng sản xuất, tạo đà tăng trưởng cho bản thân và xã hội. Thể hiện chính sách bình đẳng về hiệu suất lao động, tưởng thưởng thành quả lao động do họ đạt được một cách công bằng nhất.

    - Tránh tâm lý chây ỳ, ỷ lại của người phụ thuộc. Thúc đẩy sự năng động sáng tạo và đa dạng hóa phương thức tự tạo nguồn thu theo từng hoàn cảnh cụ thể. Kích thích sự phấn đấu và tinh thần vượt khó làm giàu chính đáng trong mọi tầng lớp xã hội.

    2/ Thiếu đầu tư đồng bộ hạ tầng cơ sở và tính bù trừ giữa nghĩa vụ và quyền lợi về thuế:

    Một trở ngại không nhỏ trong việc xác định thu nhập của người chịu thuế là sự thiếu đồng bộ về hạ tầng cơ sở. Những năm gần đây, các ngân hàng đã nỗ lực đầu tư hệ thống giao dịch tự động qua máy ATM, nhưng dường như những nỗ lực này chưa được cộng hưởng từ bên trong hệ thống liên ngân hàng. Điều này cũng làm giảm tiến độ quản lý về mặt nhà nước đối với người có thu nhập chịu thuế. Tuy chưa đồng bộ hóa trong việc kiểm soát thu nhập và tiện ích ngân hàng, nhưng chính sách thuế TNCN tỏ ra nóng vội khi áp dụng đại trà trong cả nước.

    Theo số liệu của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, trong số 5,2 triệu công nhân của cả nước, có đến bốn triệu người đang phải ở trọ. Điều này cho thấy, hầu hết công nhân đều lao động xa nhà. Các khoản trang trải cho các nhu cầu thiết yếu chiếm một phần không nhỏ trong thu nhập của họ, kể cả tiền thuê phòng trọ, chi phí y tế,… Nhưng việc cấp mã số thuế cá nhân cho các đối tượng này lại chưa được đề cao. Cùng với mọi chi tiêu đều dùng tiền mặt và không có hóa đơn tài chính, nên không thể hoàn thuế VAT là một thiệt thòi rất lớn cho người tiêu dùng nói chung.

    Cùng là một chính sách về thuế mà triển khai không đồng bộ, không triệt để, vô hình chung Nhà nước đã tạo ra tâm lý so bì trong chính sách. Người lao động nhận thấy Nhà nước chia nhỏ các bậc thuế như là một công cụ rào đón đắc lực để thu thuế nhưng lại quên bảo hộ chính sách hoàn thuế cho người tiêu dùng mà lẽ ra họ phải được hưởng.

    Theo Báo cáo của The Economist, Việt Nam là một trong 7 nền kinh tế mới nổi có nguy cơ tăng trưởng nóng cao nhất thế giới. Chỉ đứng sau Venezuela và Argentina về tốc độ tăng giá tiêu dùng trong vòng một năm trở lại đây, Việt Nam là một trong những nước có lạm phát cao nhất trong 27 nền kinh tế được khảo sát. Mức tăng CPI so với một năm trước của Việt Nam là xấp xỉ 20%. Nhập siêu còn cao, sản xuất kinh doanh còn khó khăn, lãi suất tuy có dấu hiệu giảm nhưng còn cao, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh, đời sống của người nghèo, người thu nhập thấp còn gặp nhiều khó khăn. CPI năm 2008 là gần 23% so với 2007 – tuy nhiên nhóm lương thực tăng gần 50% và nhóm thực phẩm tăng gần 33%. CPI năm 2009 là gần 7% so với 2008 – trong đó nhóm lương thực, thực phẩm tăng hơn 8%. CPI năm 2010 tăng tới 11,75% so với 2009 – nhưng nhóm hàng ăn uống tăng hơn 16%. Tính tới tháng 6-2011, lạm phát đã lên đến 13,29%, dự kiến cả năm có thể lên tới 18-20%, vượt xa trần lãi suất.

    Hơn 3 năm theo số liệu nêu trên, với tốc độ trượt giá của riêng nhóm lương thực thực phẩm thì đủ thấy thu nhập của người dân không theo kịp đà tăng giá. Bên cạnh đó, nhóm giáo dục cũng liên tục tăng giá, trong đó có cả việc tăng học phí. Với đà tăng này, mức khởi điểm chịu thuế và giảm trừ gia cảnh bậc 1 theo Dự thảo trình Quốc hội tháng bảy này xem ra đã lạc hậu.

    Nghị quyết Đại hội Đảng IX và X đã xác định “Áp dụng thuế TNCN thống nhất và thuận lợi cho mọi đối tượng chịu thuế, bảo đảm công bằng xã hội và tạo động lực phát triển". Như vậy, với chính sách thuế TNCN hiện còn nhiều điều bất cập và chưa đồng bộ giữa chính sách thu thuế và bảo hộ thực hiện hoàn thuế. Nên chăng, Chính phủ và các bộ ngành cần phải nghiên cứu thêm để xác định được ngưỡng “thu nhập cao” song song với việc “Hoàn thiện hệ thống pháp luật về thuế theo nguyên tắc công bằng, thống nhất và đồng bộ” rồi hãy triển khai còn chưa muộn. Hơn là vừa làm, vừa hoãn, vừa giãn, vừa sửa như hiện nay thì e là quá phiêu cho một chính sách “phù thủng” bất nhất!.

    07/20/chnh-sch-thu%E1%BA%BF-thu-nh%E1%BA%ADp-c-nhn-sao-l%E1%BA%A1i-ph-th%E1%BB%A7ng-ty-nghi/">http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2011/07/20/chnh-sch-thu%E1%BA%BF-thu-nh%E1%BA%ADp-c-nhn-sao-l%E1%BA%A1i-ph-th%E1%BB%A7ng-ty-nghi/

    Cập nhật bởi ntdieu ngày 26/08/2011 07:00:29 CH Sửa tiêu đề. Cập nhật bởi luquangvinh ngày 22/07/2011 12:05:04 CH Cập nhật bởi luquangvinh ngày 22/07/2011 12:03:12 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #127163   31/08/2011

    blue9
    blue9

    Female
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/08/2011
    Tổng số bài viết (32)
    Số điểm: 745
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 8 lần


    Thuế thu nhập cá nhân đối với người lao động có thu nhập từ tiền lương tiền công dưới

    Kính nhờ Luật sư tư vấn:

    Theo Nghị Quyết 08/2011 - QH 8ngày 06 tháng 09 năm 2011, có hiệu lực áp dụng ngày 01/08/2011. Tuy nhiên chưa có văn bản hướng dẫn áp dụng cho danh nghiệp do vậy Công ty áp dụng như sau:

    a. Chỉ miễn thuế thu nhập cá nhân lao động có thu nhập dưới 9 triệu đồng/tháng.
    b. Có giảm trừ phụ thuộc: -  Nếu có 01 người phụ thuộc thì tổng thu nhập dưới 10,600,000 sẽ được miễn. 
                                                 -  Nếu có 02 người phụ thuộc thì tổng thu nhập dưới 12,200,000 sẽ được miễn.
    c. Không có người phụ thuộc, bản thân lao động có mức thu nhập sau khi trừ Bảo hiểm có mức thu nhập lớn hơn 9 triệu đồng thì phải đóng luôn cà hai khu bậc 01 và 02 có phải không?

    Ví dụ: Công nhân Nguyễn Văn X, có tổng thu nhập sau  khi trừ BHXH, thuế bản thân 4,000,000 và các khỏan miễn thuế (nếu có) còn lại là 5.500,000 đồng, vậy thì Công nhân X phải đóng thuế 300,000 ( nghĩa là 5,000,000đồng với thuế xuất 5 % - bậc 1 và 500,000 đồng với thuế xuất 10%). 

    Công ty tính và áp dụng cho người lao động như vậy có đúng không ?, Kính nhờ Luật sư tư vấn. 
    Trân trọng!
       
     
    Báo quản trị |  
  • #127463   01/09/2011

    luunguyen86
    luunguyen86

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/06/2011
    Tổng số bài viết (12)
    Số điểm: 915
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Với cả một bộ máy lo về luật pháp, thì theo mình nghĩ khi đặt ra thông tư bộ tài chính nghĩ ra được những vướng mắc gặp phải, nhưng không biết sao lại đưa ra những thông tư để rồi lại chỉnh sửa hết lần này đến lần kia, phải chăng có sự cố ý hoặc cố tình gì ở đây?
     
    Báo quản trị |  
  • #127607   01/09/2011

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    @ blue9 : Những người có lương ở mức 2 thuế TNCN thì không được miễn thuế. Như vậy công ty đã tính đúng rồi
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    blue9 (03/09/2011)
  • #127909   04/09/2011

    nguyenduc191276
    nguyenduc191276

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/08/2008
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Cách tính như vậy của công ty là sai

    Chúng ta phải hiểu là các thu nhập tính thuế được miễn thuế TNCN là thu nhập tính thuế ở bậc 1 (thu nhập tính thuế từ 0-5tr trước đây thuế suất là 5%. nay được miễn thì thuế suất là 0%

    Do vậy số thuế TNCN được miễn tối đa sẽ là 5tr*5%= 0.25tr
    Các thu nhập tính thuế ở bậc 2 trở lên sẽ phải tính nộp thuế bình thường.
    Chính vì thế so với công thức tính thuế trước đây chỉ thay đổi mức thuế 5% thành 0% thôi. Các mức khác không thay đổi. Cách đơn giản là tính số thuế TNCN theo cách như trước đây sau đó trừ đi 0.25tr. Nếu <=0 thì không phải nộp. Nếu >0 thì nộp số đó thôi.

    Ví dụ: tính Thu nhập chịu thuế 10tr (Giả sử ko có người phụ thuộc bỏ qua các phần giảm trừ bảo hiểm) cách tính
    Theo cách cũ (trước 01/08/2011)
    Thu nhập tính thuế TNCN = (10tr-4tr)=6tr
    Thuế TNCN phải nộp = 5tr*5%+(6tr-5tr)*10%= 0.35tr hoặc
    Thuế TNCN phải nộp = 6*10%-0.25=0.35tr

    Cách tính Từ 01/08/2011-31/12/2011 (được miễn thuế TNCN ở bậc 1 thì cách tính là:
    Thu nhập tính thuế TNCN = (10tr-4tr)=6tr
    Thuế TNCN phải nộp = 5tr*0%+(6tr-5tr)*10%= 0.1tr hoặc
    Thuế TNCN phải nộp =(6*10%-0.25)-025 =0.1tr
    hoặc = Thuế TNCN phải nộp theo cách tính cũ - 0.25
    =0.35-0.25= 0.1tr

    Ghi chú: Còn cách hiểu nếu có thu nhập tính thuế lên đến bậc 2 thì ko được miễn bậc 1 là sai. Mà phải hiểu là vẫn được miễn bậc 1 còn từ bậc 2 trở lên thì ko được miễn.

    vì nếu hiểu như vậy người có thu nhập sẽ 9.000.001 đồng sẽ bị nộp thuế 0.25tr trong khi đó người có thu nhập 9.000.000 đồng thì không phải nộp đồng nào à? Vậy người ta sẽ bớt đi 1 đồng để không phải nộp 0.25tr đấy.

    Thuannd!



     
    Báo quản trị |  
  • #127940   04/09/2011

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Chào bạn nguyenduc191276, bạn tham gia Dân Luật đã hơn 3 năm nhưng đến bây giờ diễn đàn mới được thấy bài viết đầu tiên của bạn. Thật là vinh hạnh

    Trở lại vấn đề về miễn hay không miễn đối với những người có thu nhập từ bậc 2 trở lên. Tốt nhất là chúng ta hãy xem lại nội dung cụ thể của Nghị quyết 08/2011/QH13, cụ thể như sau

    5. Miễn thuế thu nhập cá nhân từ ngày 01 tháng 8 năm 2011 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2011 đối với cá nhân có thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công và từ kinh doanh đến mức phải chịu thuế thu nhập cá nhân ở bậc 1 của Biểu thuế luỹ tiến từng phần quy định tại Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12.


    Với quy định như vậy thì tôi cũng muốn hiểu như bạn viết ở trên lắm, nhưng rất tiếc văn bản của quốc hội ghi rõ ràng như vậy, không thể nào bắt buộc các công ty suy diễn giống như bạn được. Rất tiếc


     
    Báo quản trị |  
  • #127961   04/09/2011

    nguyenduc191276
    nguyenduc191276

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/08/2008
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Một văn bản ban hành mà gây ra các cách hiểu khác nhau. Hơn nữa còn tạo ra sự không công bằng, có kẽ hở để lách thuế. Như ví dụ tôi đưa ra: 9tr không phải nộp thuế đồng nào vậy mà nhận thêm được 1 đồng thì lại phải nộp thuế mất 250.000 đồng. Vậy thì bạn sẽ làm gì?
    Đây là điều mà những người làm chính sách cần phải nhận thấy trước sự bất hợp lý khi ban hành văn bản.

    Kiểu ban hành văn bản này giống vụ Hon da đang lùm xùm về thuế nhập khẩu linh kiện ghê!


     
    Báo quản trị |  
  • #127988   04/09/2011

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Quy định này là quốc hội đưa ra, tôi không phải là đại biểu QH nên không bàn về tính hợp lý của quy định này.

    Nếu được chọn, tôi sẽ vẫn chấp nhận 9 triệu + 1 đ. Thuế TNCN chỉ được miễn trong 5 tháng, nhưng lương thì còn lãnh dài dài.

    Thà mình bây giờ không được miễn thuế còn hơn được miễn, dù sao cũng được tiếng là lương cao
     
    Báo quản trị |  
  • #127989   04/09/2011

    luunguyen86
    luunguyen86

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/06/2011
    Tổng số bài viết (12)
    Số điểm: 915
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Mình nghĩ cách tính thuế của bạn nguyenduc191276 là đúng. Vì nghĩ một cách đơn giản, lương chỉ hơn 1 đồng mà phải nộp 250.000 đồng như bạn nguyenduc nói ở trên thì quả thật là vô lý. Từ khi bắt đầu đọc thông tư đến giờ mình vẫn hiểu là như thế, nói cho đơn giản là biểu thuế lũy tiến ở mức 5% đến 31/12/2012 sẽ không áp dụng, chỉ áp dụng mức 10% trở lên.emoticon
     
    Báo quản trị |  
  • #134215   26/09/2011

    manhuynh
    manhuynh

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/03/2009
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 110
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    luunguyen86 viết:
    Mình nghĩ cách tính thuế của bạn nguyenduc191276 là đúng. Vì nghĩ một cách đơn giản, lương chỉ hơn 1 đồng mà phải nộp 250.000 đồng như bạn nguyenduc nói ở trên thì quả thật là vô lý. Từ khi bắt đầu đọc thông tư đến giờ mình vẫn hiểu là như thế, nói cho đơn giản là biểu thuế lũy tiến ở mức 5% đến 31/12/2012 sẽ không áp dụng, chỉ áp dụng mức 10% trở lên.emoticon


    Uhm đúng đấy.
    Thế hôm mình đi nộp BC thuế ở Cục thuế ngta hướng dẫn là các khoản thuế trước giờ đóng dưới 250.000 đồng thì trả về "o", còn lại đóng bình thường. nên mình cũng làm vậy, nhưng so sánh lại. TN của mọi người sau khi trừ hết các khoản phụ thuộc còn 4,9 tr thì không đóng gì hết, người còn lại 5.1 tr bị trừ 250.000đ thì vô lý quá
    Bên cục thuế có bán phần mềm công thức tính thuế TNCN tháng 01/08/2011 - 31/12/2011, có ai đã tham khảo chính xác post cho mình xem với nha.
    Tks
     
    Báo quản trị |  
  • #127990   04/09/2011

    Tramlx84
    Tramlx84

    Sơ sinh

    An Giang, Việt Nam
    Tham gia:12/12/2010
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 156
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    nhưng Luật là phải đúng từng từ không thể suy diễn theo kiểu logic như thế được. Mong rằng bộ tài chính hay tổng cục thuế sẽ có công văn hướng dẫn rõ hơn về viêệc này.Chứ kiểu này: hợp lý thì không đúng theo quyết định mà theo quyết định thì lại thấy bất cập.haizz
     
    Báo quản trị |  
  • #128231   05/09/2011

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Haizz, vấn đề tranh luận ở đây là gì nhỉ ?

    1. Miễn thuế TNCN như thế nào theo đúng quy định ở nghị quyết của quốc hội ?

    hay là

    2. Nghị quyết của QH có hợp lý hay không ?

    Nếu bạn nào muốn tranh luận theo câu hỏi số 1, tôi xin sẵn sàng hầu tiếp. Còn nếu tranh luận về câu hỏi số 2 thì tôi xin rút lui.
     
    Báo quản trị |  
  • #128611   07/09/2011

    hoainiemnho
    hoainiemnho

    Female
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/09/2011
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 760
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 3 lần


    ntdieu viết:
    Haizz, vấn đề tranh luận ở đây là gì nhỉ ?

    1. Miễn thuế TNCN như thế nào theo đúng quy định ở nghị quyết của quốc hội ?

    hay là

    2. Nghị quyết của QH có hợp lý hay không ?

    Nếu bạn nào muốn tranh luận theo câu hỏi số 1, tôi xin sẵn sàng hầu tiếp. Còn nếu tranh luận về câu hỏi số 2 thì tôi xin rút lui.



    Mình muốn tranh luận theo câu hỏi số 1.

    Theo Nghị quyết số: 08/2011/QH13 ghi tại mục 5 của Điều 1. "đến mức phải chịu thuế thu nhập cá nhân ở bậc 1 của Biểu tính lũy tiến từng phần". Vậy có nghĩa là bậc 1 được miễn thuế, các bậc còn lại không nói gì thì cứ tính theo biểu tính lũy tiến.
     
    Báo quản trị |  
  • #128663   07/09/2011

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    hoainiemnho viết:

    Mình muốn tranh luận theo câu hỏi số 1.

    Theo Nghị quyết số: 08/2011/QH13 ghi tại mục 5 của Điều 1. "đến mức phải chịu thuế thu nhập cá nhân ở bậc 1 của Biểu tính lũy tiến từng phần". Vậy có nghĩa là bậc 1 được miễn thuế, các bậc còn lại không nói gì thì cứ tính theo biểu tính lũy tiến.


    Bạn cần trích dẫn cả câu mới được.

    Miễn thuế thu nhập cá nhân từ ngày 01 tháng 8 năm 2011 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2011 đối với cá nhân có thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công và từ kinh doanh đến mức phải chịu thuế thu nhập cá nhân ở bậc 1 của Biểu thuế luỹ tiến từng phần quy định tại Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12.

    Như vậy những đối tượng được miễn là cá nhân mà họ có thu nhập tính thuế từ TLTC+ KD đến mức chịu thuế bậc 1. Hoàn toàn không thể suy diễn thành "bậc 1 được miễn". Nói một cách dài dòng hơn, điều kiện cần và đủ để được miễn thuế TNCN là

    1. Thu nhập từ tiền lương, tiền công và từ kinh doanh, nghĩa là không tính thu nhập từ trúng xổ số, chuyển nhượng BĐS, v..v...

    2. Thu nhập được nói tới ở trên nằm ở bậc 1 của biểu thuế lũy tiến.

    Do vậy người nào có thu nhập tính thuế là 5 triệu + 1 đ sẽ thuộc bậc 2 của biểu thuế => không thuộc phạm vi được miễn theo NQ QH.

    Bạn rõ rồi chứ ?
    Cập nhật bởi ntdieu ngày 07/09/2011 11:45:24 SA sửa lỗi chính tả
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    hoainiemnho (07/09/2011)
  • #128753   07/09/2011

    hoainiemnho
    hoainiemnho

    Female
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/09/2011
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 760
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 3 lần


    ntdieu viết:
    hoainiemnho viết:

    Mình muốn tranh luận theo câu hỏi số 1.

    Theo Nghị quyết số: 08/2011/QH13 ghi tại mục 5 của Điều 1. "đến mức phải chịu thuế thu nhập cá nhân ở bậc 1 của Biểu tính lũy tiến từng phần". Vậy có nghĩa là bậc 1 được miễn thuế, các bậc còn lại không nói gì thì cứ tính theo biểu tính lũy tiến.


    Bạn cần trích dẫn cả câu mới được.

    Miễn thuế thu nhập cá nhân từ ngày 01 tháng 8 năm 2011 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2011 đối với cá nhân có thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công và từ kinh doanh đến mức phải chịu thuế thu nhập cá nhân ở bậc 1 của Biểu thuế luỹ tiến từng phần quy định tại Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12.

    Như vậy những đối tượng được miễn là cá nhân mà họ có thu nhập tính thuế từ TLTC+ KD đến mức chịu thuế bậc 1. Hoàn toàn không thể suy diễn thành "bậc 1 được miễn". Nói một cách dài dòng hơn, điều kiện cần và đủ để được miễn thuế TNCN là

    1. Thu nhập từ tiền lương, tiền công và từ kinh doanh, nghĩa là không tính thu nhập từ trúng xổ số, chuyển nhượng BĐS, v..v...

    2. Thu nhập được nói tới ở trên nằm ở bậc 1 của biểu thuế lũy tiến.

    Do vậy người nào có thu nhập tính thuế là 5 triệu + 1 đ sẽ thuộc bậc 2 của biểu thuế => không thuộc phạm vi được miễn theo NQ QH.

    Bạn rõ rồi chứ ?



    Theo biểu tính lũy tiến thì có mức ở bậc 1; mức ở bậc 2..... sẽ có *% tương ứng để ra số thuế tncn phải nộp.
    Theo mục 5, điều 1 của Nghị quyết số: 08/2011/QH13. Miễn thuế thu nhập cá nhân từ ngày 01 tháng 8 năm 2011 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2011 đối với cá nhân có thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công và từ kinh doanh đến mức phải chịu thuế thu nhập cá nhân ở bậc 1 của Biểu thuế luỹ tiến từng phần quy định tại Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12.
    Như vậy, nếu mức thu nhập là 20tr thì:
    - Nằm đến mức bậc 1: 5tr thì được miễn ; đến mức bậc 2, 3...: thì tính thuế TNCN "Do nghị quyết không nói đến".
    Trong nghị quyết, không có nói đến cá nhân có mức thuế tncn bậc 2, bậc 3... thì không được miễn bậc 1.
    Do vậy, theo Nghị quyết này sẽ miến thuế bậc 1 cho cá nhân có thu nhập TLTC đến mức chịu thuế tncn ở bậc 1 và các đối tượng khác bậc 2, bậc 3 *% tương ứng.

    Bạn thấy có đúng không ?





     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hoainiemnho vì bài viết hữu ích
    ntdieu (07/09/2011)
  • #128805   07/09/2011

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    hoainiemnho viết:


    Theo biểu tính lũy tiến thì có mức ở bậc 1; mức ở bậc 2..... sẽ có *% tương ứng để ra số thuế tncn phải nộp.
    Theo mục 5, điều 1 của Nghị quyết số: 08/2011/QH13. Miễn thuế thu nhập cá nhân từ ngày 01 tháng 8 năm 2011 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2011 đối với cá nhân có thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công và từ kinh doanh đến mức phải chịu thuế thu nhập cá nhân ở bậc 1 của Biểu thuế luỹ tiến từng phần quy định tại Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12.
    Như vậy, nếu mức thu nhập là 20tr thì:
    - Nằm đến mức bậc 1: 5tr thì được miễn ; đến mức bậc 2, 3...: thì tính thuế TNCN "Do nghị quyết không nói đến".
    Trong nghị quyết, không có nói đến cá nhân có mức thuế tncn bậc 2, bậc 3... thì không được miễn bậc 1.
    Do vậy, theo Nghị quyết này sẽ miến thuế bậc 1 cho cá nhân có thu nhập TLTC đến mức chịu thuế tncn ở bậc 1 và các đối tượng khác bậc 2, bậc 3 *% tương ứng.

    Bạn thấy có đúng không ?


    Bạn suy diễn như vậy không đúng rồi.

    Nếu một người có thu nhập tính thuế 20 triệu thì thu nhập này đã ở bậc 4, do đó không thuộc đối tượng điều chỉnh của NQ 08.
     
    Báo quản trị |  
  • #128325   06/09/2011

    thoannt
    thoannt
    Top 500


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/06/2011
    Tổng số bài viết (142)
    Số điểm: 2221
    Cảm ơn: 23
    Được cảm ơn 5 lần


    Chào cả nhà, hum qua em qua bên chi cục thuế hỏi chị quản lý, chị ý bảo chỉ miễn thuế ở bậc 1 cho những ai có TN <=9tr thui còn trên 9tr vẫn phải nộp cả bậc 1. Oải thật. Hic.
     
    Báo quản trị |  
  • #129247   09/09/2011

    tranthibichvan_tax06
    tranthibichvan_tax06
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2010
    Tổng số bài viết (3405)
    Số điểm: 82389
    Cảm ơn: 1341
    Được cảm ơn 2744 lần


    Theo như bài viết dưới rõ ràng thì có phải dân được nhờ không? NQ được thông qua từ lâu rồi, và bước sang tháng 9 rồi, DN (nộp thuế TNCN theo Tháng) lúng túng trong việc khấu trừ thuế TNCN theo NQ trên. Tại sao giờ phút này BTC-TCT ko hề có một văn bản nào hướng dẫn rõ ràng để rồi mỗi người hiểu 1 cách & đấu đá nhau, ko thống nhất được đối tượng có thu nhập thế nào thì được miễn ?

    Các bạn đọc thêm bài viết dưới đây :


    Thu nhập 9 triệu đồng/tháng tạm chưa trừ thuế
    12:46' 25/8/2011
    Cá nhân không có người phụ thuộc có thu nhập từ trên 4 triệu đồng đến 9 triệu đồng/tháng tạm chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
    Ngày 23/8 Bộ Tài chính cho biết cơ quan này vừa có văn bản 10790/BTC-CST gửi UBND các tỉnh, thành phố yêu cầu triển khai việc thực hiện miễn giảm thuế thu nhập cá nhân theo Nghị quyết 08/2011/QH13 của Quốc hội.

    Theo yêu cầu của Bộ Tài chính, UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo cục thuế phối hợp với UBND các cấp, các tổ chức Đảng, đoàn thể tại địa phương đẩy mạnh vận động, tuyên truyền tới các tổ chức, doanh nghiệp, hộ kinh doanh nhà trọ, hộ, cá nhân chăm sóc, trông giữ trẻ, cung ứng suất ăn ca cho công nhân, người lao động, sinh viên... thực hiện việc giữ ổn định mức giá cho thuê nhà trọ, suất ăn ca, trông giữ trẻ em như với mức giá cuối năm 2010, triển khai tổ chức thực hiện giảm 50% mức thuế khoán kể từ ngày 1/8/2011.

    Bộ Tài chính cũng yêu cầu Cục Thuế thông báo cho các doanh nghiệp, hộ, cá nhân không thực hiện khấu trừ, chưa thu thuế thu nhập cá nhân đối với trường hợp chi trả cổ tức cho cá nhân kể từ ngày 1/8/2011 (trừ cổ tức do các ngân hàng cổ phần, quỹ đầu tư tài chính, tổ chức tín dụng chi trả cho cá nhân). Từ tháng 8/2011, tạm khấu trừ theo tỷ lệ 0,05% đối với các giao dịch chứng khoán trên các sàn giao dịch, thay thế cho tỷ lệ 0,1% trước đây.

    Từ tháng 8/2011 đến hết tháng 12/2011, tạm chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, tạm chưa thu thuế thu nhập cá nhân đối với người hưởng lương và cá nhân kinh doanh có thu nhập tính thuế đến bậc 1 của biểu thuế lũy tiến từng phần theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân.

    #ff0000;">Bao gồm, cá nhân không có người phụ thuộc có thu nhập từ trên 4 triệu đồng đến 9 triệu đồng/tháng. Cá nhân có 1 người phụ thuộc có thu nhập từ trên 5,6 triệu đồng đến 10,6 triệu đồng/tháng; cá nhân có 2 người phụ thuộc có thu nhập từ trên 7,2 triệu đồng đến 12,2 triệu đồng/tháng…

    Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam

    Cung cấp dịch vụ Đào tạo kế toán trưởng, dịch vụ tư vấn thuế, dịch vụ Setup hệ thống kế toán cho DN

    Dịch vụ soát xét hóa đơn, chứng từ, sổ sách trước khi Quyết toán thuế.

    Liên hệ: Ms Vân 0969.790.185/ Zalo: 0969.790.185/ Skype:van_kttc

     
    Báo quản trị |