Mình xin gợi ý một số nội dung về chính sách nhân đạo trong Bộ luật hình sự 2015 (BLHS) như sau:
- Việc xác định các đối tượng ưu tiên được hưởng chính sách nhân đạo của nhà nước khi phạm tội hoặc khi xét xử được quan tâm đặc biệt bao gồm: Phụ nữ có thai, người dưới 18 tuổi, người già... Đối với đối tượng là người dưới 18 tuổi, xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý và những giới hạn trong nhận thức
- Đối với người đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã thu hẹp đáng kể phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, theo đó chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về việc thực hiện 29 tội danh trong số 314 tội danh được quy định trong BLHS
- Bổ sung 03 biện pháp giám sát, giáo dục áp dụng trong trường hợp họ được miễn trách nhiệm hình sự. Đó là: Khiển trách; hòa giải tại cộng đồng; biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
- Một điểm mới đáng lưu ý trong chính sách hình sự đối với người chưa thành niên là BLHS năm 2015 quy định rõ trong 3 trường hợp người chưa thành niên bị kết án được coi là không có án tích. Điều này cho thấy việc xử lý đối với người dưới 18 tuổi luôn được cân nhắc, ưu tiên, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho người chưa thành niên có cơ hội sửa chữa sai lầm, phấn đấu trở thành công dân tốt, sống có ích cho xã hội.