Chính sách mới tháng 10/2023 về hoạt động tín dụng, thi hành án và bồi thường trong tố tụng

Chủ đề   RSS   
  • #605666 26/09/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Chính sách mới tháng 10/2023 về hoạt động tín dụng, thi hành án và bồi thường trong tố tụng

    Từ ngày 01/10/2023 hàng loạt các chính sách mới bắt đầu có hiệu lực thi hành, nổi bật như mức vay vốn ưu đãi cho người chấp hành xong án phạt tù, hướng dẫn bồi thường nhà nước trong quá trình tố tụng, thay đổi thành phần Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố,...
     
    chinh-sach-moi-thang-10-2023-ve-hoat-dong-tin-dung-thi-hanh-an-va-huong-dan-boi-thuong-trong-to-tung
     
    Lãi suất vay của người chấp hành xong án phạt tù tương đương hộ nghèo
     
    Đây là nội dung tại Quyết định 22/2023/QĐ-TTg ngày 17/8/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù.
     
    (1) Điều kiện vay vốn 
     
    - Người chấp hành xong án phạt tù: Có nhu cầu vay vốn; có tên trong danh sách người chấp hành xong án phạt tù về cư trú tại địa phương, chấp hành tốt các quy định của pháp luật, không tham gia các tệ nạn xã hội, do Công an cấp xã lập và được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận theo Mẫu số 01 kèm theo Quyết định này. Thời gian kể từ khi chấp hành xong án phạt tù đến thời điểm vay vốn tối đa là 05 năm;
     
    - Cơ sở sản xuất kinh doanh: Được thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật; sử dụng tối thiểu 10% tổng số lao động là người chấp hành xong án phạt tù đáp ứng các điều kiện nêu tại điểm a khoản này và ký hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật về lao động; có phương án vay vốn và được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện phương án xác nhận theo Mẫu số 02 kèm theo Quyết định này.
     
    (2) Mức vốn cho vay
     
    - Đối với vay vốn để đào tạo nghề: Mức vốn cho vay tối đa là 04 triệu đồng/tháng/người chấp hành xong án phạt tù.
     
    - Đối với vay vốn để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm
     
    + Người chấp hành xong án phạt tù: Mức vốn cho vay tối đa là 100 triệu đồng/người chấp hành xong án phạt tù;
     
    + Cơ sở sản xuất kinh doanh: Mức vốn cho vay tối đa là 02 tỷ đồng/dự án và không quá 100 triệu đồng/người lao động tại cơ sở sản xuất kinh doanh.
     
    (3) Lãi suất cho vay
     
    - Lãi suất cho vay bằng lãi suất cho vay đối với hộ nghèo quy định theo từng thời kỳ.
     
    - Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay.
     
    Xem thêm Quyết định 22/2023/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 10/10/2023.
     
    Hướng dẫn yêu cầu Tòa án giải quyết bồi thường trong quá trình tố tụng hình sự, tố tụng hành chính
     
    Ngày 24/8/2023 Chánh án TAND tối cao ban hành Thông tư 02/2023/TT-TANDTC hướng dẫn thi hành Điều 55 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017.
     
    Theo đó, Thông tư hướng dẫn người bị thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết bồi thường thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong quá trình tố tụng hình sự, tố tụng hành chính như sau:
     
    - Người quy định tại Điều 5 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án hình sự hướng dẫn tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 02/2023/TT-TANDTC giải quyết yêu cầu bồi thường thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Yêu cầu bồi thường phải được đưa ra trước khi Hội đồng xét xử vào phòng nghị án.
     
    - Người quy định tại Điều 5 của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính hướng dẫn tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 02/2023/TT-TANDTC giải quyết yêu cầu bồi thường thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Yêu cầu bồi thường phải được đưa ra trước hoặc tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại.
     
    - Yêu cầu bồi thường quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải được thể hiện bằng văn bản hoặc lời khai, trình bày và được ghi vào biên bản phiên tòa, phiên họp, biên bản làm việc khác.
     
    - Vụ án hình sự, vụ án hành chính có yêu cầu bồi thường thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước hướng dẫn tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì được xem xét, giải quyết trong cùng vụ án, trừ trường hợp quy định tại Điều 30 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, khoản 2 Điều 7 Luật Tố tụng hành chính 2015 và hướng dẫn tại Điều 7 Thông tư này.
     
    Xem thêm Thông tư 02/2023/TT-TANDTC có hiệu lực từ ngày 20/10/2023.
     
    Người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án phải được đăng trên Cổng thông tin điện tử thi hành án dân sự
     
    Ngày 14/8/2023 Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư 04/2023/TT-BTP hướng dẫn thực hiện một số thủ tục về quản lý hành chính và biểu mẫu nghiệp vụ trong thi hành án dân sự
     
    Theo đó, việc công khai thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án phải được đăng trên Cổng thông tin điện tử thi hành án dân sự như sau:
     
    - Nội dung, hình thức công khai thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án:
     
    + Thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án gồm: tên, địa chỉ của người phải thi hành án; bản án, quyết định phải thi hành; quyết định thi hành án; nghĩa vụ chưa có điều kiện thi hành án, lý do chưa có điều kiện thi hành án.
     
    + Thông tin về người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án được công khai bằng hình thức đăng tải trên Trang/Cổng thông tin điện tử thi hành án dân sự.
     
    - Trình tự, thủ tục công khai thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án.
     
    Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án, Chi cục Thi hành án dân sự lập danh sách gửi Cục Thi hành án dân sự, Cục Thi hành án dân sự lập danh sách của Cục Thi hành án dân sự và tổng hợp danh sách của các Chi cục Thi hành án dân sự trực thuộc để thực hiện đăng tải công khai theo quy định.
     
    Chi tiết Thông tư 04/2023/TT-BTP có hiệu lực từ ngày 01/10/2023.
     
    Chi thù lao cho Hòa giải viên mỗi lần tham gia hòa giải 300.000 đồng/vụ
     
    Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 56/2023/TT-BTC ngày 18/8/2023 quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở.
     
    Cụ thể, các khoản chi công tác hòa giải ở cơ sở được Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở được thực hiện như sau:
     
    - Chi thù lao cho hòa giải viên (đối với các hòa giải viên trực tiếp tham gia vụ, việc hòa giải): 300.000 đồng/vụ, việc. Trường hợp vụ, việc hòa giải thành theo Điều 24 Luật Hòa giải ở cơ sở 2013: 400.000 đồng/vụ, việc;
     
    - Hỗ trợ chi phí y tế cho việc cứu chữa, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất hoặc giảm sút đối với hòa giải viên bị tai nạn trong khi thực hiện hoạt động hòa giải ở cơ sở (bao gồm cả trường hợp hòa giải viên bị tai nạn được cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc trước khi chết) được thực hiện như sau:
     
    + Đối với người bị tai nạn có tham gia BHYT thì việc thanh toán chi phí y tế cho cứu chữa, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất hoặc giảm sút đối với người bị tai nạn được thực hiện theo quy định của pháp luật về BHYT;
     
    + Đối với người bị tai nạn không tham gia BHYT ngân sách nhà nước hỗ trợ chi phí y tế cho việc cứu chữa, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất hoặc giảm sút bằng mức hưởng chi phí khám bệnh, chữa bệnh của đối tượng tham gia BHYT được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Bảo hiểm y tế 2014).
     
    - Hỗ trợ thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đối với hòa giải viên bị tai nạn trong thời gian cứu chữa, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất hoặc giảm sút được thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 02/2013/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-BYT.
     
    - Hỗ trợ chi phí mai táng cho người tổ chức mai táng hòa giải viên gặp tai nạn hoặc rủi ro bị thiệt hại về tính mạng trong khi thực hiện hoạt động hòa giải ở cơ sở: 05 tháng lương cơ sở;
     
    - Chi hỗ trợ hoạt động của tổ hòa giải (chi mua văn phòng phẩm, sao chụp tài liệu, nước uống phục vụ các cuộc họp của tổ hòa giải): 150.000 đồng/tổ hòa giải/tháng.
     
    Thông tư 56/2023/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 06/10/2023.
     
     
    Chậm nhất ngày 01/3/2024 phòng giao dịch bưu điện phải đáp ứng 3 nhân sự và 01 kiểm soát viên
     
    Ngày 31/8/2023 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư 11/2023/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 43/2015/TT-NHNN về tổ chức và hoạt động của phòng giao dịch bưu điện trực thuộc Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt.
     
    Cụ thể, yêu cầu hoạt động phòng giao dịch bưu điện đối với nhân sự tại phòng giao dịch bưu điện phải đảm bảo các yêu cầu sau:
     
    - Có tối thiểu 03 người, trong đó có 01 người là kiểm soát viên hoặc chức danh tương đương làm nhiệm vụ kiểm soát, phê duyệt các giao dịch hàng ngày và là nhân sự của Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt. Chậm nhất ngày 01/3/2024 mà không đáp ứng điều kiện này, phòng giao dịch bưu điện không được thực hiện hoạt động nhận tiền gửi tiết kiệm. (Điểm mới) 
     
    - Việc xử lý các khoản tiền gửi tiết kiệm đã nhận trước đó được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 7  Thông tư 43/2015/TT-NHNN.
     
    - Đã tham gia khóa học đào tạo nghiệp vụ liên quan do Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt tổ chức (trừ trường hợp cán bộ tốt nghiệp từ trung cấp trở lên trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng).
     
    - Đối với nhân sự giữ chức danh kiểm soát viên (hoặc chức danh tương đương), phải tốt nghiệp từ trung cấp trở lên trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng.
     
    Xem thêm Thông tư 11/2023/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 15/10/2023 sửa đổi Thông tư 43/2015/TT-NHNN.
     
    Thêm 02 nhiệm vụ cho Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
     
    Ngày 18/8/2023 Chính phủ vừa ban hành Nghị định 62/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 07/2014/NĐ-CP quy định tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và quan hệ phối hợp của Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố các cấp.
     
    Cụ thể, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được quy định như sau:
     
    - Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật phòng, chống khủng bố 2013.
     
    - Tham mưu cho UBND, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo xử lý các vụ khủng bố xảy ra tại địa phương, trừ các vụ khủng bố thuộc trách nhiệm tham mưu chỉ đạo xử lý của Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia, Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
     
    - Tham mưu, giúp UBND, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức, chỉ đạo hoạt động phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt theo quy định của Nghị định 81/2019/NĐ-CP về phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt. (Điểm mới)
     
    - Giúp UBND, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện nhiệm vụ chỉ huy, đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng ở nơi có cảng hàng không, sân bay và các công trình, trang bị, thiết bị hàng không dân dụng theo quy định của Nghị định 92/2015/NĐ-CP về an ninh hàng không. (Điểm mới)
     
    - Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do UBND, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giao.
     
    Xem thêm Nghị định 62/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/10/2023 sửa đổi Nghị định 07/2014/NĐ-CP
     
    984 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    admin (27/09/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận