Chính sách khoan hồng dành cho người ra đầu thú

Chủ đề   RSS   
  • #463382 01/08/2017

    chiakinguyen
    Top 500
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/06/2016
    Tổng số bài viết (208)
    Số điểm: 4134
    Cảm ơn: 87
    Được cảm ơn 264 lần


    Chính sách khoan hồng dành cho người ra đầu thú

    >>> Phân biệt tự thú và đầu thú

    >>> "Tự thú" và "đầu thú" theo Bộ luật TTHS 2015

    Truy cứu trách nhiệm hình sự là một trong những biện pháp xử lý tội phạm được đánh giá là nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, xã hội…Tuy nhiên, pháp luật hình sự cũng dành ra những chính sách nhất định với mục đích nhân đạo đối với những trường hợp ăn năn, hối lỗi trước những sai phạm đó.

    Để được hưởng chính sách khoan hồng, người phạm tội phải thực hiện một trong các hành vi sau:

    - Tự thú.

    - Đầu thú

    - Thành khẩn khai báo

    - Tố giác đồng phạm

    - Lập công chuộc tội

    - Ăn năn

    - Hối cải

    - Tự nguyện sửa chữa

    - Bồi thường thiệt hại gây ra.

    Chính sách khoan hồng bao gồm:

    1. Giảm nhẹ khung hình phạt

    2. Đặc xá

    3. Đại xá

    4. Miễn hình phạt

    Vậy thì trong số những trường hợp trên, nếu người phạm tội ra đầu thú thì được hưởng những chính sách khoan hồng nào?

    P/S: Mình đã tìm các quy định nhưng không thấy, nên các bạn biết thì chỉ mình với nhe!

     
    5526 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #463383   01/08/2017

    TPCDUYENHAI
    TPCDUYENHAI

    Sơ sinh

    Trà Vinh, Việt Nam
    Tham gia:21/09/2012
    Tổng số bài viết (16)
    Số điểm: 185
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 2 lần


    Với những gì Ông Thanh gây ra và làm thất thoát tài sản của Nhà nước lên đến hàng ngàn tỷ đồng cộng với việc vi phạm nhiều tội danh và còn bỏ trốn ra nước ngoài thì mình nghĩ nếu áp dụng chính sách khoan hồng cho Ông Thanh sẽ có cái kết là Chung Thân là thấp nhất (tử hình là chuyện gần như 90% rồi)...  

     
    Báo quản trị |  
  • #463384   01/08/2017

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Bạn tham khảo mục 7 Phần I Công văn số 81/2002/TANDTC ngày 10/6/2002 của Tòa án nhân dân tối cao về việc Giải đáp các vấn đề nghiệp vụ nhé.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #463421   01/08/2017

    Đầu thú là việc người có hành vi phạm tội, có khả năng đã bị người khác phát hiện, tố cáo và đang bị cơ quan điều tra chính thức truy tìm, người này chủ động đến trụ sở cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước để trình diện và khai báo.
     
    Hành vi đầu thú cho thấy người có hành vi phạm tội có tư tưởng hướng thiện, đã nhìn nhận ra lỗi lầm của mình, có dấu hiệu ăn năn, hối cải, mong muốn giải quyết vụ việc theo đúng pháp luật và chủ động chịu trách nhiệm về hành vi sai phạm của mình.
     
    Tuy luật không quy định cụ thể, nhưng hành vi đầu thú hầu như luôn được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho đương sự. Hành vi đầu thú thường được xem là “tình tiết giảm nhẹ khác” theo khoản 2 Điều 46 BLHS. Tuy nhiên, về khái niệm, Bộ luật hình sự năm 1985Bộ luật hình sự năm 1999 chỉ quy định về tình tiết “người phạm tội tự thú” mà không quy định về trường hợp người phạm tội đầu thú.
     
    Hiện Điều 4 Bộ luật hình sự 2015 phần giải thích từ ngữ có quy định cụ thể:
     
    "i. Đầu thú là việc người phạm tội sau khi bị phát hiện đã tự nguyện ra trình diện và khai báo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi phạm tội của mình.”
     
    Không rõ sau khi Bộ luật hình sự sửa đổi chính thức có hiệu lực, "Công văn số 81/2002/TANDTC ngày 10/6/2002 của Tòa án nhân dân tối cao về việc Giải đáp các vấn đề nghiệp vụ" có còn được áp dụng hay không? Hay sẽ có văn bản mới hướng dẫn cụ thể hơn về "đầu thú".
     
    Báo quản trị |