Chính sách dành cho người nghèo

Chủ đề   RSS   
  • #491948 16/05/2018

    Kimhuyentr
    Top 500
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/05/2015
    Tổng số bài viết (183)
    Số điểm: 6624
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 112 lần


    Chính sách dành cho người nghèo

    Người nghèo là những người cần được Nhà nước quan tâm đặc biệt, Nhà nước luôn có những chin sách hỗ trợ để đảm bảo đời sống cũng như tạo điều kiện để người nghèo có thể phát triển vươn lên thoát nghèo.

    Vậy, như thế nào gọi là nghèo. Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 2 Quyết định 59/2015/QĐ-TTg quy định về Chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 như sau:

    – Khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:

    + Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống;

    + Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

    – Khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:

    + Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống;

    + Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

    Các chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho người nghèo hiện nay:

    Về y tế:

    Điều 4 Quyết định 14/2012/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 139/2002/QĐ-TTg về khám chữa bệnh cho người nghèo quy định các chính sách khám, chữa bệnh như sau:

    Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức, quản lý và sử dụng Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo theo quy định sau:

    1. Hỗ trợ tiền ăn cho các đối với người nghèo, người dân các xã khó khăn khi điều trị nội trú tại các cơ sở y tế của Nhà nước từ tuyến huyện trở lên với mức tối thiểu 3% mức lương tối thiểu chung/người bệnh/ngày.

    2. Hỗ trợ tiền đi lại từ nhà đến bệnh viện, từ bệnh viện về nhà và chuyển bệnh viện cho các đối tượng thuộc khoản 1 và 2 Điều 2 Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg (người nghèo theo chuẩn quy định của Nhà nước, người dân ở các xã khó khăn) khi điều trị nội trú tại các cơ sở y tế của Nhà nước từ tuyến huyện trở lên, các trường hợp cấp cứu, tử vong hoặc bệnh quá nặng và người nhà có nguyện vọng đưa về nhà nhưng không được bảo hiểm y tế hỗ trợ.

    3. Hỗ trợ một phần chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế mà các đối tượng quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 2 Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg phải đồng chi trả theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế và các văn bản hướng dẫn Luật đối với phần người bệnh phải đồng chi trả từ 100.000 đồng trở lên.

    4. Hỗ trợ thanh toán một phần chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với phần người bệnh phải chi trả cho cơ sở y tế của Nhà nước từ 1 triệu đồng trở lên cho một đợt khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp không có bảo hiểm y tế;

    5. Trường hợp người bệnh tự lựa chọn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (trái tuyến, vượt tuyến) hoặc khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu thì thực hiện việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định hiện hành.”

    Như vậy về mặt y tế, hộ nghèo sẽ được hỗ trợ khi gặp bệnh tật; cụ thể có thể là chi phí ăn uống, đi lại, khám chưa bệnh, nằm viện, chuyên chở,…

    Hỗ trợ bảo hiểm y tế theo quy định tại Nghị quyết 40/NQ-CP: Ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế đối với hộ nghèo đa chiều thiếu hụt về tiêu chí bảo hiểm y tế; hỗ trợ 70% mức đóng bảo hiểm y tế đối với hộ nghèo đa chiều thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản khác (không bị thiếu hụt bảo hiểm y tế). Căn cứ điều kiện thực tế, các địa phương có thể quyết định bố trí thêm ngân sách địa phương để hỗ trợ mức cao hơn

    Trợ giúp pháp lý:

    Người nghèo được trợ giúp pháp lý miễn phí. Riêng các xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 25% được hỗ trợ 2.000.000 đồng để tổ chức trợ giúp pháp lý.

    Hỗ trợ giáo dục cho trẻ em, học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo

    – Vốn vay cho học sinh, sinh viên:

    Được thực hiện theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg và các văn bản hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung cụ thể như sau:

    + Đối tượng: là học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ, người còn lại là mẹ hoặc cha không có khả năng lao động; học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình khó khăn do tai nạn, bệnh tật, thiên tai có xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú.

    + Mức cho vay tối đa là 1.500.000 đồng/tháng/học sinh, sinh viên.

    + Lãi suất cho vay: 0,5%/tháng.

    – Miễn học phí

    Các đối tượng được miễn học phí theo quy định tại Nghị định 74/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 49/2010-NĐ-CP quy định cụ thể như sau:

    Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

    Học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

    Học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít người, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn

    Hỗ trợ về nhà ở

    Theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở: 

    - Đối tượng được hỗ trợ phải là hộ nghèo, thu nhập bình quân dưới 200.000 đồng /người/tháng; đang thường trú và có trong danh sách hộ nghèo tại địa phương; đã có đất nhưng chưa có nhà ở hoặc nhà quá tạm bợ, hư hỏng, dột nát, có nguy cơ sập đổ và không có khả năng tự cải thiện nhà ở.

    - Thứ tự ưu tiên được dành cho các gia đình có công với cách mạng; hộ đồng bào dân tộc thiểu số; hộ nghèo có khó khăn về nhà ở thuộc 62 huyện nghèo; hộ ở vùng thường xuyên xẩy ra thiên tai như sạt lở bờ sông, ven biển, sạt lở đất, vùng dễ xẩy ra lũ quét; hộ có hoàn cảnh khó khăn, già cả neo đơn. 

    - Nhà nước sẽ cấp tối thiểu 7,2 triệu đồng trực tiếp cho mỗi hộ nghèo để làm nhà ở; với vùng khó khăn, mức hỗ trợ tối thiểu 8,4 triệu đồng/hộ. Các hộ nếu có nhu cầu, được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách Xã hội với mức tối đa 8 triệu đồng, lãi suất 3%/năm trong thời hạn 10 năm.

    Căn cứ theo Điều 15 Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội có quy định về hỗ trợ làm nhà ở, sửa chữa nhà ở: 

    "1. Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị đổ, sập, trôi, cháy hoàn toàn do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà không còn nơi ở thì được xem xét hỗ trợ chi phí làm nhà ở với mức tối đa không quá 20.000.000 đồng/hộ.

    2. Hộ phải di dời nhà ở khẩn cấp theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền do nguy cơ sạt lở, lũ, lụt, thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác được xem xét hỗ trợ chi phí di dời nhà ở với mức tối đa không quá 20.000.000 đồng/hộ.

    3. Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị hư hỏng nặng do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà không ở được thì được xem xét hỗ trợ chi phí sửa chữa nhà ở với mức tối đa không quá 15.000.000 đồng/hộ."

    Hỗ trợ tín dụng – Vốn vay cho người nghèo

    Theo Quyết định số 2621/QĐ – TTg Hộ nghèo được vay vốn sản xuất với lãi suất ưu đãi 0,65%/tháng do Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện thông qua nguồn vốn ủy thác của các đoàn thể.

    Hỗ trợ lãi suất vốn vay ưu đãi bằng 50% lãi suất cho vay hộ nghèo để mua giống gia súc, gia cầm thủy sản hoặc phát triển ngành nghề. Mức vay được hỗ trợ tối đa là 10 triệu đồng/hộ. Thời gian hỗ trợ lãi suất là 3 năm.

    Ngoài ra, các địa phương cũng có những chính sách cụ thể để hỗ trợ những hộ nghèo trong địa phương mình.

    Cùng với những chính sách hỗ trợ kịp thời trong những lúc gặp khó khăn bất ngờ, thiên tai,... Nhằm an sinh xã hội, hỗ trợ đời sống của người dân

     
    14447 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #491973   17/05/2018

    thuytrangak
    thuytrangak
    Top 75
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (940)
    Số điểm: 7910
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 175 lần


    Mình thấy chính sách hỗ trợ vay vốn cho học sinh sinh viên thực sự rất thiết thực, đã được áp dụng nhiều năm trước, và được đông đảo người dân ủng hộ. Vì trong xã hội bây giờ có rất nhiều trương hợp các bạn học sinh nghèo vượt khó, học giỏi nhưng bị cản lại ở ngưỡng cửa đại học bởi hai từ"kinh phí". Từ khi có chính sách này, sinh viên được vay vồn 10 triệu/năm chia làm hai học kỳ (thời gian đầu), sau này tăng lên mức 11 triệu/ năm cũng hcia làm hai thời kỳ, nguồn vay này giảm bows gánh nặng về học phí, tiền sinh hoạt cho gia đình rất nhiều, mở rộng hi vọng được vào đại học của nhiều sinh viên nghèo. Tuy nhiên, một vấn đề luôn có hai mặt, bởi vì có trường hợp gia đình khá giả vẫn được vay vốn hỗ trợ sinh viên, điển hình như ngay tại quê mình, đa phần những người vay vốn là gia đình khá giả, quen biết với người làm công tác này, mình không hiểu tiêu chí họ chọn gia đình được vay vốn như thế nào hay chỉ dựa trên sự quen biết.

    Một vấn đề nữa, đó là chính sách hỗ trợ tín dụng - vay vốn cho người nghèo. Nhưng người làm công tác này tại địa phương không hiểu dựa trên căn cứ gì mà làm hồ sơ đưa xuống ngân hàng chính sách xã hội cho vay vốn hộ nghèo với những hộ khá giả (nhờ quan hệ mà được xét hộ nghèo), và họ được vay vốn với mục đích chăn nuuooi bò, gia súc các kiểu... Nhưng thực chất chẳng chăn nuôi gì cả, nói vậy để được duyệt hồ sơ thôi.

    Nhà nước tạo điều kiện cho hộ nghèo thoát nghèo, nhưng mình luôn thấy đa số hộ nghèo vẫn cứ nghèo, và khâu quản lý giám sát việc xác định hộ nghèo, hộ được hỗ trợ chưa được xâu xác, cần quản lý chặt hơnđể tránh trường hợp "được nghèo" do "quen biết".

     

     
    Báo quản trị |