Trước khi kết hôn, anh Phước sở hữu một ngôi nhà trên phố trị giá 800 triệu đồng. Sau kết hôn với chị Hạnh, anh Phước và chị Hạnh về sống tạm tại khu tập thể nhỏ nơi chị Hạnh công tác. Anh Phước quyết định đưa ngôi nhà thuộc sở hữu riêng của mình vào sử dụng chung - cho thuê -lấy tiền trang trải cuộc sống của chồng vợ. Vì chị Hạnh có thai và sinh con ngay sau khi kết hôn; anh Phước cũng chưa tìm được việc làm mới, do doanh nghiệp nơi anh làm việc vừa bị TA tuyên bố phá sản nên hoàn cảnh kinh tế của anh khó khăn.
Thu nhập hàng tháng từ việc cho thuê ngôi nhà là nguồn sống duy nhất của gia đình họ.
Tháng 3/2016, sau khi cùng một người bạn bàn bạc góp vốn mở công ty kinh doanh, anh Phước đã bán ngôi nhà của mình cho một thương gia với giá 1 tỷ đồng mà không bàn bạc với vợ.
Khi chị Hạnh tỏ ý bất bình về việc anh Phước tự định đoạt ngôi nhà mà không hề cho chị biết, anh Phước cho rằng căn nhà trên là tài sản riêng của anh nên anh có toàn quyền quyết định.
Hỏi:
1. Theo anh (chị), quan điểm của anh Phước đúng hay sai? Tại sao? Nếu anh Phước và chị Hạnh xảy ra mẫu thuẫn không thể giải quyết được, dẫn đến hai bên quyết định ly hôn và có tranh chấp tài sản thì cơ quan nào có thẩm quyền sẽ giải quyết? Nêu căn cứ pháp lý?
2. Giả sử hai vợ chồng anh Phước quyết định gửi đơn ly hôn ra tòa án. Tuy nhiên, chị Hạnh yêu cầu anh Phước phải chia đôi căn nhà và anh Phước phải cấp dưỡng cho chị Hạnh và cho con mỗi tháng. Theo anh/chị yêu cầu của chị Hạnh có được TA chấp thuận không? Tại sao? Nêu căn cứ pháp lý?