Chia tài sản khi ly hôn

Chủ đề   RSS   
  • #499119 09/08/2018

    Chia tài sản khi ly hôn

    Tình huống:

    "Trước khi kết hôn, vợ có một mảnh đất (thuộc tài sản riêng của vợ), chồng có một ngôi nhà. Khi kết hôn, ngôi nhà được đứng tên quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở của hai vợ chồng, còn mảnh đất chỉ có vợ là đứng tên quyền sử dụng đất. Trong lúc sống chung, vợ ở nhà nội trợ, chồng là trụ cột chính của gia đình. Hơn 2 năm, vợ chồng tiết kiệm được một khoản tiền và hai vợ chồng thỏa thuận bán miếng đất cũ. Sau đó, số tiền bán đất và tiết kiệm được góp chung sử dụng hết vào việc mua một ngôi nhà ở quận 1. Sau một thời gian sinh sống, có mâu thuẫn trong hôn nhân. Vợ chồng quyết định ly hôn.

    Tài sản chung của vợ chồng không có thỏa thuận được. Như vậy, tài sản chung đó sẽ được chia như thế nào? (Biết rằng vợ chồng chưa có con)".

    Gợi ý giải đáp:

    Căn cứ khoản 4 Điều 7 Thông tư 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP.

    Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây để xác định tỷ lệ tài sản mà vợ chồng được chia:

    -“Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng” là tình trạng về năng lực pháp luật, năng lực hành vi, sức khỏe, tài sản, khả năng lao động tạo ra thu nhập sau khi ly hôn của vợ, chồng cũng như của các thành viên khác trong gia đình mà vợ chồng có quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Bên gặp khó khăn hơn sau khi ly hôn được chia phần tài sản nhiều hơn so với bên kia hoặc được ưu tiên nhận loại tài sản để bảo đảm duy trì, ổn định cuộc sống của họ nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình và của vợ, chồng.

    - “Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung” là sự đóng góp về tài sản riêng, thu nhập, công việc gia đình và lao động của vợ, chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm. Bên có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn.

    - “Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập” là việc chia tài sản chung của vợ chồng phải bảo đảm cho vợ, chồng đang hoạt động nghề nghiệp được tiếp tục hành nghề; cho vợ, chồng đang hoạt động sản xuất, kinh doanh được tiếp tục được sản xuất, kinh doanh để tạo thu nhập và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản chênh lệch. Việc bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và hoạt động nghề nghiệp không được ảnh hưởng đến điều kiện sống tối thiểu của vợ, chồng và con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự.

    - “Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng” là lỗi của vợ hoặc chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của vợ chồng dẫn đến ly hôn.

    Như vậy, trong trường hợp này, tài sản chung của vợ chồng trước khi ly hôn là một căn nhà đang ở và một căn nhà ở quận 1.

    Xét về công sức đóng góp: người vợ góp mảnh đất và ở nhà chăm sóc gia đình; người chồng góp vào ngôi nhà đang ở và là người đi làm chính trong gia đình.

    Theo quan điểm của mình: Tài sản chung của vợ chồng trong trường hợp này là chia đều (mỗi bên được 50% tổng giá trị tài sản). Chồng và vợ mỗi người sở hữu một ngôi nhà. Tuy nhiên, giá trị ngôi nhà của ai lớn hơn thì người đó phải thanh toán cho bên còn lại một nữa giá trị phần chênh lệch.

     
    4883 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #499139   09/08/2018

    Theo mình thì mảnh đất là tài sản riêng của vợ thì lúc li hôn phần tài sản tương đương với mảnh đất đó vẫn thuộc sở hữu riêng. Còn đối với tài sản chung và phát sinh được lúc chung sống giữa hai vợ chồng sẽ được chia đôi, nên mình nghĩ ngôi nhà ở quận 1 nên chia theo giá trị của mảnh đất cho người vợ, còn ngôi nhà kia chia đôi. 

     
    Báo quản trị |  
  • #499140   09/08/2018

    Theo mình thì mảnh đất là tài sản riêng của vợ thì lúc li hôn phần tài sản tương đương với mảnh đất đó vẫn thuộc sở hữu riêng. Còn đối với tài sản chung và phát sinh được lúc chung sống giữa hai vợ chồng sẽ được chia đôi, nên mình nghĩ ngôi nhà ở quận 1 nên chia theo giá trị của mảnh đất cho người vợ, còn ngôi nhà kia chia đôi. 

     
    Báo quản trị |  
  • #499204   10/08/2018

    thanh.pthanh
    thanh.pthanh

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/10/2011
    Tổng số bài viết (45)
    Số điểm: 288
    Cảm ơn: 26
    Được cảm ơn 14 lần


    Mình đồng ý với quan điểm của chủ thớt. Mảnh đất thuộc tài sản riêng của vợ trước khi kết hôn. nhưng sau khi kết hôn, 2 người đã thỏa thuận bán mảnh đất đó + khoản tiền tiết kiệm chung để mua căn nhà ở quận 1. 

    Vậy thì người vợ đã đồng ý hòa tài sản riêng của mình (là mảnh đất) vào tài sản chung của 2 vợ chồng (lúc này là căn nhà ở quận 1). 
    Nên khi li hôn, khối tài sản chung đó được chia đôi mỗi người 1 nửa. Có thể chia mỗi người 1 nhà và người nào giữ căn nhà có giá trị hơn thì phải thanh toán giá trị chênh lệch cho người còn lại.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanh.pthanh vì bài viết hữu ích
    duongduongcute (10/08/2018)
  • #499246   10/08/2018

    Cảm ơn bạn.

    Vấn đề về chia tài sản khi ly hôn, đồng ý về nguyên tắc là theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình 2014.

    Nhưng dưới góc độ một người học luật và thực tiễn xã hội. Người phụ nữ trong xã hội thường là phái yếu hơn nam giới (trường hợp này người phụ nữ còn là nội trợ trong gia đình). Không biết rằng, trong thực tiễn, Tòa án có thể xem xét chia cho người phụ nữ nhiều hơn không khi cả vợ và chồng không có thỏa thuận.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn duongduongcute vì bài viết hữu ích
    nguyenfelix (03/09/2018)
  • #499339   11/08/2018

    Cherry1234
    Cherry1234

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/07/2018
    Tổng số bài viết (106)
    Số điểm: 645
    Cảm ơn: 75
    Được cảm ơn 10 lần


    Theo mình, mặc dù tài sản trước khi kết hôn là tài riêng của vợ chồng mà sau khi kết hôn đã cùng thỏa thuận để bán rồi mua một căn nhà thì được xem là cùng nhập chung tài sản, cho nên khi chia có thể chia hoặc do các bên thỏa thuận hoặc xem công sức đống góp của mỗi người.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #499411   12/08/2018

    Theo mình nghĩ mảnh đất trên là tài sản riêng của người vợ thì sau khi ly hôn người vợ được lấy lại tài sản đó. Nhưng trong trường hợp này đã bán và mua căn nhà khác, khi giờ quy đổi giá trị ra để có thể trả lại cho người vợ, còn phần tăng thêm đóng góp để mua được căn nhà trên là tài sản chung của cả 2 vợ chồng thì nên chia đôi theo pháp luật.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #514746   28/02/2019

    thuylinh2311
    thuylinh2311
    Top 75
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 9451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 143 lần


    Cho mình hỏi trường hợp này với:

    Nhà vợ chồng chú mình ở nông thôn, có 400m2 đất ở và 400m2 đất vườn. Chú mình đi tù, vợ xin chú uỷ quyền, ở nhà bán hết đất ở, diện tích còn lại sau khi chú ra tù là 100m2 đất ở và 100m2 đất vườn. Sau khi ra tù, vợ không cho chú vào nhà, ra toà li hôn, tài sản đất không yêu cầu toà chia, gia đình tự thỏa thuận, trong biên bản thỏa thuận của gia đình có xác nhận của xã nơi cu trú, trưởng bản, nhưng khi mang hồ sơ làm thủ tục cấp giấy thì diện tích đất ở còn 100 m2 không đủ hạn mức tách thửa (ở đây 60 m2 mới đủ hạn mức tách thưa) bây giờ vợ chồng bỏ nhau đất không chia đôi được thì phải làm thế nào?

    Cập nhật bởi thuylinh2311 ngày 28/02/2019 09:23:36 CH
     
    Báo quản trị |