Những vụ việc yêu cầu chia lại đất đã được cấp GCNQSDĐ thường là những tranh chấp đất đai phát sinh sau khi nhận thừa kế, khi các bên trong quan hệ thừa kế cảm thấy quyền và lợi ích của mình bị ảnh hưởng.
Hướng giải quyết cho trường hợp đòi chia lại đất đã được cấp GCNQSDĐ thường thông qua việc xác minh các vấn đề sau đây:
1. Việc tặng, cho đất đai có được lập thành văn bản hay không?
Nếu việc tặng, cho này được lập thành văn bản thì sẽ có đủ căn cứ để xác định nội dung tặng, cho; diện tích đất được tặng, cho. Đây sẽ là căn cứ pháp lý đầu tiên để khẳng định người được hưởng quyền sử dụng đất có hợp pháp hay không. Vì Di sản thừa kế (bao gồm đất đai) là tài sản riêng của người chết để lại cho những người khác còn sống để dùng vào mục đích sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt và tiêu dùng.
2. Xác minh nguồn gốc đất
Trong trường hợp việc tặng, cho được thực hiện bằng miệng, không lập thành văn bản thì người được hưởng quyền sử dụng đất phải chứng minh nguồn gốc đất tạo lập, quá trình sử dụng đất và việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với đất để khẳng định đất được cấp GCN thuộc quyền sử dụng của mình.
Hơn nữa, trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ hiển thị đầy đủ các thông tin như: số thứ tự thửa đất, diện tích thửa đất, loại đất. Trong đó, số thứ tự thửa đất được xác định là duy nhất đối với mỗi thửa đất trong phạm vi bản đồ địa chính. Do đó, khi đã được cấp GCNQSDĐ thì đồng nghĩa với việc có toàn quyền sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ quyền sử dụng đất đó.
Tùy theo từng vụ việc trên thực tiễn mà các bên khi bước vào tranh chấp đất đã được cấp GCNQSDĐ phải có nghĩa vụ chứng minh quyền sử dụng đất đó thuộc về mình.
Cập nhật bởi pigreen ngày 14/02/2020 03:08:46 CH