CHIA DI SẢN THỪA KẾ

Chủ đề   RSS   
  • #427848 15/06/2016

    CHIA DI SẢN THỪA KẾ

    Trường hợp của gia đình em như sau:

    Ông em mất cách đây hơn 10 năm, trước khi mất ông có để lại di chúc chia di sản cho 15 người con. Tuy nhiên trong di chúc có một phần chia cho 1 người con đã mất trước ông và trước cả thời điểm ông viết di chúc.

    Chuyện sẽ không có gì xảy ra nếu vợ của người con đã mất này khởi kiện di chúc không có hiệu lực (lấy lý do ông em lúc viết di chúc không còn minh mẫn vì đã chia cho một người đã khuất) và yêu cầu chia di sản theo pháp luật, người vợ đã gửi đơn đi khắp nơi nhưng vẫn chưa thấy hồi đáp. Còn bên em thì cho rằng di chúc chỉ hết hiệu lực một phần.

                Những người còn lại bây giờ đi khai di sản thừa kế thì phía cơ quan nhà nước yêu cầu phải có đầy đủ những người thừa kế và yêu cầu phải có thêm gia đình của người con đã chết.

    Vậy xin cho em hỏi trong trường hợp này di chúc sẽ được giải quyết như thế nào mới hợp lý?

    p/s: vợ của người con đã mất là người ăn chơi, hư hỏng nên phía bên gia đình không muốn người này có được số tài sản đó.

     
    5356 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #427886   15/06/2016

    Anlhk33-DLU
    Anlhk33-DLU
    Top 75
    Male
    Lớp 6

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2011
    Tổng số bài viết (834)
    Số điểm: 7872
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 337 lần


    Chào bạn

    Trường hợp của bạn tôi tư vấn như sau:

    Thứ nhất: Về hiệu lực di chúc

    Theo thông tin của bạn cung cấp thì ông bạn có để lại di chúc cho 15 người con, trong đó có một người con đã chết trước cả khi ông bạn lập di chúc. Như vậy, hiệu lực của di chúc phần này bị vô hiệu. 

    Thứ hai: Về hiệu lực các phần còn lại của di chúc

    Trong trường hợp nếu các phần còn lại của di chúc không bị vô hiệu (tức là đáp ứng về điều kiện di chúc có hiệu lực theo điều 652 bộ luật dân sự) thì sẽ tiến hành khai nhận di sản thừa kế bình thường theo quy định của pháp luật.

    Thứ ba: Về việc yêu cầu của cơ quan nhà nước

    Trong trường hợp này cơ quan nhà nước yêu cầu tất cả những người thừa kế đều có mặt là đúng, trường hợp người nào đã chết thì cung cấp giấy chứng tử. Còn việc yêu cầu gia đình của người con đã chết thì có lẽ tôi đoán không nhầm là họ xem xét là có được thừa kế thế vị theo điều 677 bộ luật dân sự hay không.

    Điều 677. Thừa kế thế vị

    Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
     

    Thứ tư: Về việc yêu cầu di chúc có hiệu lực hoặc vô hiệu một phần

    Việc yêu cầu di chúc có hiệu lực, hiệu lực một phần hoặc vô hiệu 1 phần, vô hiệu toàn bộ là do tòa án có thẩm quyền giải quyết.

    Như vậy, trường hợp của bạn cứ tiến hành khai nhận di sản thừa kế bình thường. Nếu có bên nào tranh chấp thì sẽ tiến hành khởi kiện tại tòa án có thẩm quyền. Có vấn đề gì thắc bạn có thể liên hệ trực tiếp qua điện thoại để được tư vấn rõ hơn.

    Trên đây là một vài trao đổi với bạn.

    Trân trọng!

    Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ đến với bạn.

    Hotline: 0989.422.798. Luật sư - Hãng luật Hai Nguyen & Cộng Sự. Lya BuilDing, phòng 12 A, Chung cư Viện chiến lược Bộ Công An, Nguyễn Chánh, Cầu Giấy, Hà Nội.

    Website: http://lamchuphapluat.vn/

    Tư vấn luật miễn phí: http: http://duongleuocan.blogspot.com/

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Anlhk33-DLU vì bài viết hữu ích
    z__killer__z (16/06/2016)
  • #428001   16/06/2016

    cám ơn anh/chị đã trả lời vấn đề của em. Nhưng như anh/chị kết luận thì vấn đề hiệu lực di chúc là do tòa án có thẩm quyền quyết định nhưng phía trên lại bảo di chúc hết hiệu lực một phần? Vậy có nghĩa là như thế nào?

    nhận định của anh/chị còn nhiều mâu thuẫn quá nên em vẫn chưa rõ. 

     
    Báo quản trị |  
  • #428003   16/06/2016

    Anlhk33-DLU
    Anlhk33-DLU
    Top 75
    Male
    Lớp 6

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2011
    Tổng số bài viết (834)
    Số điểm: 7872
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 337 lần


    Chào bạn

    Việc bạn phân vân như vậy là có căn cứ cơ sở. Tức là trong trường hợp của bạn thì nếu khi xảy ra tranh chấp thì tòa án sẽ tuyên văn bản di chúc đó có hiệu lực hay không có hiệu lực....còn hiện tại thì gia đình bạn cứ tiến hành khai nhận di sản bình thường, Đối với phần di chúc mà ông bạn lập để lại cho người con nhưng người con đã chết rồi nên không được hưởng di sản.

    Trân trọng!

    Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ đến với bạn.

    Hotline: 0989.422.798. Luật sư - Hãng luật Hai Nguyen & Cộng Sự. Lya BuilDing, phòng 12 A, Chung cư Viện chiến lược Bộ Công An, Nguyễn Chánh, Cầu Giấy, Hà Nội.

    Website: http://lamchuphapluat.vn/

    Tư vấn luật miễn phí: http: http://duongleuocan.blogspot.com/

     
    Báo quản trị |  
  • #428010   16/06/2016

    chào bạn. tôi xin trả lời câu hỏi trên cho bạn như sau;

    vấn đề xem xét hiệu lực của di chúc là do tòa án quyết định bởi vì tòa án sẽ xem xét xem di chúc của ông bạn lập có phải là di chúc hợp pháp hay không dựa vào các quy định trong bộ luật dân sự như về hình thức, nội dung của di chúc có đáp ứng được các điều kiện tại điều 652 BLDS hay không. nếu di chúc của ông bạn là hợp pháp thì tòa án xẽ xem xét đến nội dung của di chúc của ông bạn. vì ông bạn để lại di sản cho một người đã chết nên theo khoản 2 điều 667 BLDS thì phần thừa kế này sẽ bị vô hiệu. tức là nội dung của di chúc sẽ bị vô hiệu một phần đối với người chết trước ông bạn. vì vậy lời tư vấn của Anlhk33-DLU    không phải là mâu thuẫn đâu.

    tuy nhiên theo điều 645 BLDS hiện nay thì thời hiệu để yêu cầu tòa án chia thừa kế là 10 năm mà bạn lại nói ông bạn chết được hơn 10 năm như vậy là hiện nay nếu cả gia đình bạn và gia đình người mất kia muốn kiện đòi chia thừa kế thì thời hiệu yêu cầu tòa án chia thừa kế đã hết.

    Nhưng bạn cũng cần lưu ý là từ ngày 1/1/2017 khi bộ luật dân sự năm 2015 có hiệu lực thì thời hiệu yêu cầu chia thừa kế là bất động sản lại là 30 năm như vậy bạn cũng cần lưu ý tới vấn đề này.

     

    >> Giang Nguyễn Văn<<

    sđt: 0944722520

     
    Báo quản trị |  
  • #428016   16/06/2016

    Xin hỏi nếu vậy khi em đi khai nhận di sản bình thường thì phần di sản để lại cho người con đã mất sẽ được xử lý như thế nào? 

     
    Báo quản trị |  
  • #428057   16/06/2016

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4130)
    Số điểm: 30170
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1984 lần


    Chào bạn z__killer__z.

    Để có thể trao đổi cụ thể thêm cho bạn thì bạn nên cung cấp thêm  thông tin:

    - Về bà của bạn: di sản đó là của ông bạn hay của chung hai ông bà? Bà mất trước hay mất sau ông?

    - ông bà có tất cả 15 người con hay nhiều hơn? 

    - Người con mất trước ông có con hay không?

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #428140   17/06/2016

     Chào bạn,

    Bà mất rồi. Ông bà chỉ có đúng 15 người con và người con mất trước ông có 2 con. 

     

     
    Báo quản trị |  
  • #428161   17/06/2016

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4130)
    Số điểm: 30170
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1984 lần


    Chào bạn z__killer__z.

    Ý kiến của tôi về cơ bản tương tự như ý kiến của bạn Anlhk33-DLU nhưng tôi chỉ viết cụ thể ra thôi.

    1) Xác định di sản:

    Theo luật dân sự:

    Điều 634. Di sản

    Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.

    Do đó di sản mà bạn nói trong di chúc của ông bạn phải là tài sản của ông bạn, nếu là tài sản chung của ông bà thì chỉ một phần tài sản trở thành di sản của ông bạn.

    Gọi toàn bộ di sản của ông bạn là 30X (phần)

    2) hàng thừa kế thứ nhất: 15 người con của ông bạn.

    3) Kỹ phần mỗi người thừa kế được nhận nếu chia thừa kế theo pháp luật là: 30X : 15 = 2X (phần)

    4) xem xét hiệu lực của di chúc:

    Điều 635. Người thừa kế

    Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trong trường hợp người thừa kế theo di chúc là cơ quan, tổ chức thì phải là cơ quan, tổ chức tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

    Do đó 1 người con ( gọi là ông A, có con là B và C) đã chết trước ông bạn nên phần di chúc đối với ông A không có hiệu lực. Phần thừa kế của ông A là 2X sẽ được chia theo pháp luật. ông A đã chết thì phần thừa kế theo pháp luật sẽ do 2 người con là B và C thừa kế thế vị (thừa kế thay ông A).

    -Phần tài sản chia theo theo pháp luật chưa chia là: 2X (phần)

    -Số người thừa kế 15 người (ông A sẽ do 2 người con thay thế)

    -Phần thừa kế mỗi người được hưởng: 2x  / 15 (phần)

    Tóm lại:

    -14 người con, mỗi người sẽ được thừa kế 2X + 2X / 15 (phần).

    - B và C (con của A), mỗi người được hưởng x / 15 (phần).

    @ căn cứ vào việc phân tích trên thì người vợ của ông A không phải là người thừa kế và không có quyền tranh chấp thừa kế; trừ trường hợp 1 trong 2 người con của ông A chưa thành niên thì người vợ sẽ là người giám hộ cho các con.

    Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 17/06/2016 08:46:34 CH
     
    Báo quản trị |