Chỉ xem phim lậu và không phát tán thì có vi phạm pháp luật không?

Chủ đề   RSS   
  • #615909 31/08/2024

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2349)
    Số điểm: 81119
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 1695 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Chỉ xem phim lậu và không phát tán thì có vi phạm pháp luật không?

    Phim lậu là phim gì? Chỉ xem phim lậu thì có vi phạm pháp luật hay không? Nếu có thì bị xử lý như thế nào?

    Phim lậu là phim gì?

    Mới đây, theo Variety, Fmovies - đường dây phim lậu lớn nhất thế giới, đã bị đánh sập thông qua sự phối hợp giữa công an Hà Nội với nhóm chống vi phạm bản quyền do Liên minh Sáng tạo và Giải trí (ACE) đứng đầu. Vậy phim lậu là phim gì?

    Phim lậu là phim được sao chép hoặc phân phát trái phép mà không có sự đồng ý của người sở hữu bản quyền, người có quyền khai thác phim.

    Chiếu phim lậu bị xử lý thế nào? Người xem phim lậu có vi phạm pháp luật không?

    Hành vi chiếu phim bản quyền không xin phép, web chiếu phim có thể bị xử phạt hành chính được quy định cụ thể tại Điều 15 Nghị định 131/2013/NĐ-CP (sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 3 Nghị định 28/2017/NĐ-CP) như sau:

    Hành vi xâm phạm quyền nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm

    - Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định.

    Ngoài ra, còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc tái xuất tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều 15. Trường hợp không áp dụng được biện pháp buộc tái xuất thì áp dụng biện pháp buộc tiêu hủy.

    Qua đó, việc phát tán phim mà không có bản quyền từ chủ sở hữu quyền tác giả sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Ngoài ra, những trang phim lậu cũng phải buộc dỡ bỏ bản sao phim vi phạm bản quyền dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số.

    Ngoài ra, căn cứ theo Điều 225 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bởi Điểm a, điểm b Khoản 52 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan thì việc các trang phim lậu chiếu phim mà không xin phép bản quyền có thể bị xử phạt theo mức cao nhất lên đến từ 1.000.000 tỷ đồng đến 3.000.000 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm nếu là pháp nhân thương mại.

    Pháp nhân thương mại vi phạm còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

    Người xem phim lậu có vi phạm pháp luật không? Có bị xử lý không?

    Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 131/2013/NĐ-CP về mức xử phạt đối với hành vi xâm phạm quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng như sau:

    - Phạt tiền từ 15-30 triệu đồng đối với hành vi truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định.

    Bên cạnh đó, còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều 17.

    Như vậy, hiện hành, pháp luật không có quy định về người xem phim lậu có vi phạm pháp luật hay không, tuy nhiên nếu người xem phim lậu có hành vi chia sẻ hoặc phát tán nội dung vi phạm bản quyền lên các trang mạng thì bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

    Cụ thể là đối với hành vi xâm phạm quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng nên có thể bị xử phạt hành chính từ 10-30 triệu đồng tùy theo mức độ vi phạm.

    Ngoài ra còn có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm.

    Người xem phim lậu chia sẻ hoặc phát tán nội dung vi phạm bản quyền có thể bị truy cứu TNHS

    Căn cứ theo quy định tại Điều 225 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi điểm a khoản 52 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) nếu đủ các yếu tố để truy cứu trách nhiệm hình sự thì trường hợp người xem phim lậu có hành vi chia sẻ hoặc phát tán nội dung vi phạm bản quyền thì có thể bị truy cứu về Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan, cụ thể:

    Khung 1: Người nào không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan mà cố ý thực hiện một trong các hành vi sau đây, xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:

    - Sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình;

    - Phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao bản ghi âm, bản sao bản ghi hình.”;

    Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    - Có tổ chức;

    - Phạm tội 02 lần trở lên;

    - Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên;

    - Gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan 500.000.000 đồng trở lên;

    - Hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên.

    Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20-200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm.

    Xem thêm mức xử phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội tại khoản 4 Điều 225 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi điểm b khoản 52 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017

     
    240 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận