Chi tiết một số ngành nghề nông nghiệp được ưu đãi đầu tư

Chủ đề   RSS   
  • #408497 03/12/2015

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Chi tiết một số ngành nghề nông nghiệp được ưu đãi đầu tư

    >>> Danh mục 57 ngành, nghề được hưởng chế độ ưu đãi đầu tư

    Nhằm cụ thể hóa hơn nữa các ngành, nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp được hưởng các chính sách ưu đãi đầu tư như miễn giảm thuế, miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất…Chính phủ dự thảo Nghị định quy định chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp kèm theo chi tiết danh mục các ngành, nghề được hỗ trợ.

    I. Sản xuất và phát triển giống cây trồng, vật nuôi

    1. Giống rau, hoa, hạt giống ngô và lúa rai.

    2. Giống gốc các vật nuôi chính có năng suất, chất lượng cao như bò, lợn, gia cầm (gà, thị gà, trứng).

    3. Sản xuất giống cây lâm nghiệp chất lượng cao đáp ứng yêu cầu sản xuất gỗ lớn

    4. Các loại giống thủy sản và giống thủy sản mới sạch bệnh

    II. Sản xuất nguyên vật liệu phụ trợ tạo giá trị gia tăng cao

    1. Sản xuất thức ăn bổ sung phục vụ sản xuất thức ăn chăn nuôi.

    2. Công nghệ xử lý môi trường chăn nuôi

    3. Sản xuất thiết bị chuồng trại chăn nuôi, thiết bị giết mổ (tự động) và thiết bị chế biến sữa, sản xuất thiết bị, dụng cụ để sản xuất thuốc thú y trong nước, dụng cụ, thiết bị, hóa chất để chẩn đoán, xét nghiệm, dụng cụ và thiết bị phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn và thủy sản.

    4. Công nghệ xử lý nhiệt, xử lý chiếu xạ để phục vụ xuất khẩu nông sản.

    5. Công nghệ phụ trợ trong chế biến gỗ

    6. Xây dựng cơ sở hạ tầng dịch vụ cảng cá phục vụ vận chuyển sản phẩm nông nghiệp

    7. Sản xuất các trang thiết bị tiên tiến phục vụ nuôi trồng và khai thác thủy hải sản

    III. Chế biến sâu các sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản gắn với vùng nguyên liệu và xuất khẩu

    1. Lúa gạo: Chế biến các sản phẩm có giá trị tăng cao từ lúa gạo

    2. Rau quả: Bảo quản, chế biến rau quả có GTGT cao phục vụ xuất khẩu

    3. Sắn: Chế biến sâu các sản phẩm từ sắn

    4. Cà phê, ca cao: Công nghệ chế biến ướt cà phê, chế biến cà phê hòa tan, lên men và chế biến ca cao các loại

    5. Chè: Xây dựng nhà máy sản xuất đồ uống công nghiệp (đóng lon, chai…) sử dụng nguyên liệu từ chè để tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.

    6. Cao su: Chế biến sâu sản phẩm cao su, xây dựng và phát triển hệ thống xử lý nước thải nhà máy sơ chế cao su để bảo vệ môi trường.

    7. Đầu tư xây dựng cánh đồng lớn, xây dựng và phát triển khu nguyên liệu tập trung

    8. Xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung công nghiệp, bán công nghiệp.

    9. Chế biến phụ phẩm từ nông, lâm, thủy sản

    10. Chế biến các sản phẩm từ lợn, mật ong, sữa, trứng

    11. Trồng, chế biến và tiêu thụ lâm sản ngoài gỗ

    12. Đầu tư cơ sở chế biến phi thực phẩm (hóa mỹ phẩm, dược phẩm…) từ nguyên liệu, phụ phẩm từ chế biến thủy sản

    III. Sản xuất thuốc thú y, bảo vệ thực vật

    1. Sản xuất các sản phẩm xử lý cải tạo môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản

    2. Sản xuất vắc-xin thú y lở mồm long móng, tai xanh, cúm gia cầm và vắc xin thủy sản

    3. Sản xuất thuốc thú y sử dụng công nghệ mới, không ảnh hưởng tới môi trường, không tồn dư, không kháng thuốc

    4. Sản xuất thuốc bảo vệ thực vật sinh học.

    Xem chi tiết dự thảo Nghị định về chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp tại file đính kèm.

     
    11597 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận