Chi phí đo đạc lập bản đồ địa chính phục vụ bồi thường GPMB

Chủ đề   RSS   
  • #368076 19/01/2015

    Chi phí đo đạc lập bản đồ địa chính phục vụ bồi thường GPMB

    Chúng tôi đang triển khai dự án bồi thường GPMB, do bản đồ địa chính đo đạc từ năm 1996 đến nay không có kiểm kê, cập nhật đo đạc hiện trạng. Do vậy không đảm bảo chính xác trong việc xác định vị trí đất, diện tích, ranh giới, cbhur sử dụng đất phục vụ bồi thường GPMB. Chúng tôi muốn đo đạc địa chính thì trình cơ quan nào có thẩm quyền cho phép đo? Kinh phí đo đạc lấy từ dự án đền bù hay trích từ kinh phí 2% kinh phí thực hiện bồi thường hỗ trợ và tái định cư của cơ quan được hưởng. Xin nhờ Luật sư và những người có kinh nghiệm chỉ bảo. Trân trọng cám ơn nhiều nhiều mọi ý kiến góp ý.

     
    46291 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TTPTQDPLEIKU vì bài viết hữu ích
    Phuonglap123 (02/07/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #368391   20/01/2015

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Kinh phí giải phóng mặt bằng lấy từ dự án đó, việc đo đạc, kiểm đếm do cơ quan có thẩm quyền tiến hành theo quy định pháp luật. Bạn tham khảo quy định của luật đất đai năm 2013 sau đây:

    "Điều 69. Trình tự, thủ tục thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng

    1. Xây dựng và thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm được quy định như sau:

    a) Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thu hồi đất ban hành thông báo thu hồi đất.

    Thông báo thu hồi đất được gửi đến từng người có đất thu hồi, họp phổ biến đến người dân trong khu vực có đất thu hồi và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi;

    b) Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng triển khai thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm;

    c) Người sử dụng đất có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện việc điều tra, khảo sát, đo đạc xác định diện tích đất, thống kê nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất để lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;

    d) Trường hợp người sử dụng đất trong khu vực có đất thu hồi không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng trong việc điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm thì Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết phục để người sử dụng đất thực hiện.

    Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được vận động, thuyết phục mà người sử dụng đất vẫn không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc. Người có đất thu hồi có trách nhiệm thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc. Trường hợp người có đất thu hồi không chấp hành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc và tổ chức thực hiện cưỡng chế theo quy định tại Điều 70 của Luật này.

    2. Lập, thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được quy định như sau:

    a) Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo hình thức tổ chức họp trực tiếp với người dân trong khu vực có đất thu hồi, đồng thời niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi.

    Việc tổ chức lấy ý kiến phải được lập thành biên bản có xác nhận của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, đại diện những người có đất thu hồi.

    Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm tổng hợp ý kiến đóng góp bằng văn bản, ghi rõ số lượng ý kiến đồng ý, số lượng ý kiến không đồng ý, số lượng ý kiến khác đối với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức đối thoại đối với trường hợp còn có ý kiến không đồng ý về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; hoàn chỉnh phương án trình cơ quan có thẩm quyền;

    b) Cơ quan có thẩm quyền thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất.

    3. Việc quyết định thu hồi đất, phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được quy định như sau:

    a) Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 66 của Luật này quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong cùng một ngày;

    b) Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã phổ biến và niêm yết công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi; gửi quyết định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đến từng người có đất thu hồi, trong đó ghi rõ về mức bồi thường, hỗ trợ, bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có), thời gian, địa điểm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ; thời gian bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có) và thời gian bàn giao đất đã thu hồi cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng;

    c) Tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, bố trí tái định cư theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được phê duyệt;

    d) Trường hợp người có đất thu hồi không bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết phục để người có đất thu hồi thực hiện.

    Trường hợp người có đất thu hồi đã được vận động, thuyết phục nhưng không chấp hành việc bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất và tổ chức thực hiện việc cưỡng chế theo quy định tại Điều 71 của Luật này.

    4. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm quản lý đất đã được giải phóng mặt bằng.

    Điều 70. Cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc

    1. Nguyên tắc cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc:

    a) Việc cưỡng chế phải tiến hành công khai, dân chủ, khách quan, bảo đảm trật tự, an toàn, đúng quy định của pháp luật;

    b) Thời điểm bắt đầu tiến hành cưỡng chế được thực hiện trong giờ hành chính.

    2. Cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Người có đất thu hồi không chấp hành quyết định kiểm đếm bắt buộc sau khi Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng đã vận động, thuyết phục;

    b) Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc đã được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, tại địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi;

    c) Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc đã có hiệu lực thi hành;

    d) Người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế có hiệu lực thi hành.

    Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối không nhận quyết định cưỡng chế hoặc vắng mặt khi giao quyết định cưỡng chế thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản.

    3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc và tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế.

    4. Trình tự, thủ tục thực hiện quyết định cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc được quy định như sau:

    a) Tổ chức được giao thực hiện cưỡng chế vận động, thuyết phục, đối thoại với người bị cưỡng chế;

    b) Trường hợp người bị cưỡng chế chấp hành quyết định cưỡng chế thì tổ chức được giao thực hiện cưỡng chế lập biên bản ghi nhận sự chấp hành và thực hiện điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm.

    Trường hợp người bị cưỡng chế không chấp hành quyết định cưỡng chế thì tổ chức được giao thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định cưỡng chế.".

    Thạc sĩ, luật sư: ĐẶNG VĂN CƯỜNG - ĐT: 0977999896 - http://trungtamtuvanphapluat.vn

    Địa chỉ: Văn phòng luật sư Chính Pháp, Số 65b phố Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội.

    - Điện thoại/Fax:0437.327.407

    -Gmail: LuatsuChinhPhap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - https://www.facebook.com/luatsuchinhphap

    I. DỊCH VỤ PHÁP LÝ CỦA VĂN PHÒNG LUẬT SƯ CHÍNH PHÁP:

    Tranh tụng + Tư vấn + Đại diện ngoài tố tụng + Soạn thảo văn bản. Cụ thể như sau:

    1. Luật sư bào chữa, tranh tụng trong các vụ án: Hình sự, Dân sự, Lao động, Hành chính, Kinh doanh, thương mại;

    2. Luật sư thay mặt khách hàng: làm người đại diện theo ủy quyền để tham gia tố tụng và Đại diện ngoài tố tụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến các lĩnh vực pháp lý; Thương thuyết, Đàm phán hợp đồng; Thu hồi các khoản nợ khó đòi...

    3. Luật sư tư vấn pháp luật: Trực tiếp, bằng văn bản hoặc Email cho các tố chức, cá nhân đối với mọi lĩnh vực pháp luật. Tư vấn theo vụ việc hoặc tư vấn pháp luật thường xuyên cho Doanh nghiệp. Tư vấn thường xuyên cho các Báo điện tử trong mục Giải đáp pháp luật và Dịch vụ luật sư riêng.

    4. Luật sư thực hiện thủ tục hành chính trọn gói: Đăng ký kinh doanh; Xin cấp GCN QSD đất lần đầu, Khai nhận di sản thừa kế, Đăng ký sang tên khi mua bán, chuyển nhượng BĐS, Chuyển mục đích sử dụng đất...

    5. Luật sư soạn thảo: Hợp đồng, Di chúc, Đơn thư và các văn bản pháp lý khác theo yêu cầu.

    II. TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ cho mọi đối tượng (Liên hệ ngoài giờ hành chính):

    1. Hình thức tư vấn miễn phí:

    Luật sư Đặng Văn Cường thường xuyên tư vấn pháp luật miễn phí qua 3 hình thức:

    - Điện thoại: 0977.999.896

    - Gmail: Luatsuchinhphap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - Website: http://trungtamtuvanphapluat.vn

    - https://www.facebook.com/cuongluatsuchinhdai

    2. Thời gian tư vấn pháp luật miễn phí: Từ 19h-21h hàng ngày và cả ngày Thứ 7 + Chủ nhật

    III. BÀO CHỮA MIỄN PHÍ:

    Ths. Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội thường xuyên bào chữa miễn phí cho các đối tượng là: Người chưa thành niên; Người nghèo, Thân nhân liệt sĩ và Người có công với cách mạng.

    Văn phòng luật sư Chính Pháp cần tuyển dụng: Luật sư và Cộng tác viên làm việc tại Hà Nội và trưởng Chi nhánh ở các tỉnh Phía Bắc.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Cuonglawyer vì bài viết hữu ích
    lothienphu (22/01/2015)
  • #368420   21/01/2015

    hướng dẫn lập dự toán trích đo địa chính phục vụ công tác GPMB. Xin cảm ơn

     
    Báo quản trị |  
  • #368724   23/01/2015

    Xin cám ơn Luật sư. Nhưng ý tôi hỏi không phải là chi phí bồi thường GPMB mà là chi phí đo đạc địa chính lập bản đồ phục vụ cho công tác bồi thường. Chi phí này lấy từ đâu, có nằm trong 2% chi phí thực hiện công tác bồi thường không. Xin Luật sư trả lời giúp. Xin cám ơn

     
    Báo quản trị |  
  • #413217   14/01/2016

    ntacong81
    ntacong81

    Sơ sinh

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:14/01/2016
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    mình cũng đang phân vân về gói trích đo này..thường thì mấy công trình khác Chi phí nằm trong chi phí bồi thường nhưng lại k nằm trong 2% hay 3% tiền thực hiện. 
    có gì bạn liên lac mail: tacong81@gmail.com mình sẽ trao đổi thêm

     
    Báo quản trị |  
  • #420123   30/03/2016

    Chào bạn,

    Mình xin được chia sẻ nội dung câu hỏi của bạn như sau:

    1. Khi các bạn lập Tổng mức đầu tư hay dự toán thì đều có chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái đinh cư (GPMB). Vậy chi phí này gồm những chi phí nào? Pháp lý?.

    Chi phí cho GPMB gồm 02 khoản mục:

    - Kinh phí bồi thường Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (GPMB), trong đó bao gồm 2% là kinh phí tổ chức thực hiện GPMB (2% là chi phí mà tổ chức làm nhiệm vụ GPMB được hưởng, cụ thể là BAN BỒI THƯỜNG hoặc TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT CẤP HUYỆN). Tham khảo Luật đất đai 2013; Nghị định 43, 47/2014; TT 37/2014/TT-BTNMT và muốn chi tiết hơn thì bạn tìm trong Quyết định của UBND tỉnh nơi thực hiện dự án, họ có ban hành chi tiết nhé bạn.

    - Kinh phí lập bản đồ trích lục, trích đo địa chính, cắm mốc ranh GPMB, lập bản vẽ quy hoạch điểm điểm sử dụng đất...tuy vào yêu cầu của CĐT và quy mô của dự án. Cái này được lập dự toán riêng với nhà thầu (thường thì Trung tâm Phát triển quỹ đất (TTPTQĐ) hoặc VP đăng ký quyền sử dụng đất "xin" làm luôn). Khoản mục này không bao gồm trong 2% kinh phí tổ chức GPMB (tham khảo TT 57/2010/TT-BTC trước đây và TT 74/2015/TT-BTC hiện nay tại điều 4, điều 6 xem có không nhé bạn??? ).

    2. Trình tự thực hiện, ý nghĩa và mục đích:

    - Sau khi làm các thủ tục về đầu tư tại địa phương, địa phương sẽ giới thiệu bạn liên hệ với Sở/phòng TNMT; rồi thành lập Ban bồi thường GPMB hoặc giao cho TTPTQĐ, đồng thời với việc bạn thuê lập bản đồ/vẽ trích lục, trích đo địa chính để làm cơ sở xác định  phạm vi, đất mà bạn cần lấy cấp thẩm quyền xem xét đối chiếu với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất mà phê duyêt.

    - Sau khi phê duyệt xong đến công tác triển khai GPMB. Lưu ý: Về nguyên tắc việc thu hồi đất là công việc của Nhà nước thì bạn nên để cho đơn vị Nhà nước làm, đừng nên “động” tay vào thêm “rắc rồi”. CĐT chỉ phối hợp để Đơn vị làm nhiệm vụ GPMB lâp, trình phê duyệt Phương án cho cấp thẩm quyền phê duyệt. Xong, thì làm thủ tục chuyển tiền theo Quyết định của cấp thẩm quyền theo đề nghị của Đơn vị làm nhiệm vụ GPMB (số tiền này đã có 2% rồi nha bạn). Chờ và nhận bàn giao mặt bằng, tiến hành là các thủ tục thuê đất, cấp giấy CNQSDĐ tại cơ quan có chức năng. Hết!

    Tuy nhiên, đây là quy trình/quy định mình lược hóa để các bạn hiểu. Nhưng với cách làm này thì sẽ có nhiều bất cập về phía CHỦ ĐẦU TƯ quản lý về chi phí, tiến độ bàn giao mặt bằng vì mình không chủ động được. Cái này mình sẽ có TOPIC riêng để bàn về vấn đề này sau (nếu các bạn có nhu cầu/yêu cầu).

    Có gì thắc mắc xin liên hệ hoặc chia sẻ kinh nghiệm với mình qua: vietanh.civil@gmail.com hoặc anh.vv@pvgas.com.vn. SĐT:098.694.8882.

    Trân trọng.

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn vietanh19583 vì bài viết hữu ích
    transport8x (10/04/2017) binh47cb (14/07/2020) ankhanh1015 (07/03/2018)
  • #451352   10/04/2017

    tinh thần hiểu là vậy, Tuy nhiên xin hỏi anh, cụ thể tại Thành phố Hà Nội có Văn bản nào quy định nguồn để thực hiện trích lục bản đồ hoặc trích đo địa chính không? xin cảm ơn

    p/s Trích lục bản đồ, hoặc trích đo địa chính, không phải kinh phí phục vụ xin cắm mốc, xác định ranh giới nộp tại Sở Tài nguyên.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn transport8x vì bài viết hữu ích
    khudaihocphohien (14/02/2019)
  • #451617   13/04/2017

    Chào transport8x

    "tinh thần hiểu là vậy, Tuy nhiên xin hỏi anh, cụ thể tại Thành phố Hà Nội có Văn bản nào quy định nguồn để thực hiện trích lục bản đồ hoặc trích đo địa chính không? xin cảm ơn

    p/s Trích lục bản đồ, hoặc trích đo địa chính, không phải kinh phí phục vụ xin cắm mốc, xác định ranh giới nộp tại Sở Tài nguyên"

    Để xác định Kinh phí lập bản đồ trích lục, trích đo địa chính, cắm mốc ranh GPMB lập bản vẽ quy hoạch điểm điểm sử dụng đất...không thuộc kinh phí tổ chức thực hiện BTHTGPMB bạn xem  tại điều 4, TT 74/2015/TT-BTC có các khoản mục chi phí này không.

    Thêm nữa, việc lập bản đồ trích lục, trích đo địa chính, cắm mốc ranh GPMB lập bản vẽ quy hoạch điểm điểm sử dụng đất...hoàn toàn do nhu cầu của chủ đầu tư sử dụng mà thực hiện. Nếu không có nhu cầu/yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền (Sở/Phòng TNMT) thì không cần phải thực hiện. Mục đích của việc ập bản đồ trích lục, trích đo địa chính, cắm mốc ranh GPMB lập bản vẽ quy hoạch điểm điểm sử dụng đất...là để CĐT xác định nhu cầu sử dụng đất, lập dự án đầu tư, là cơ sở xác định ranh cho đơn vị thực hiện công tác GPMB.

    Về "nguồn để thực hiện trích lục bản đồ hoặc trích đo địa chính" ở TP Hà Nội như bản hỏi, mình chưa hiểu rõ ý bản hỏi là gì nên mình chưa trả lời được.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn vietanh19583 vì bài viết hữu ích
    khudaihocphohien (14/02/2019)
  • #451999   17/04/2017

    Trong điều 4, Thông tư 74 không nêu khoản chi thực hiện trích lục bản đồ hoặc trích đo địa chính này. Ý  mình hỏi là phần kinh phí này có trong quy định nào của UBND Thành phố Hà Nội không? (thuộc TMĐT?)

    Tks

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn transport8x vì bài viết hữu ích
    khudaihocphohien (14/02/2019)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư ĐẶNG VĂN CƯỜNG, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà VP số 65B phố Tôn Đức Thắng, phường Quốc Tử Giám, Đống Đa, thành phố Hà Nội

Mobile: 0977.999.896 - 046.2929.386. Fax: 0437.327.407

Gmail: :LuatSuChinhPhap@gmail.com. Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn