Ca dao, tục ngữ Việt Nam rất đa dạng và vô cùng phong phú. Mỗi câu tục ngữ đều ẩn ý những bài học mà cha ông muốn lưu truyền lại để răn dạy con cháu đời sau. Vậy, “Chị ngã em nâng” có nghĩa là gì?
Chị ngã em nâng nghĩa là gì?
Xét theo nghĩa đen, “ngã” là hành động một người bị bất ngờ mất thăng bằng và tiếp xúc với mặt đất. “Nâng” là hành động nhẹ nhàng giúp người bị ngã đứng dậy. Câu tục ngữ gợi hình ảnh của người em lo lắng, giúp chị đứng lên khi chị vấp ngã.
Xét về nghĩa bóng, hình ảnh “chị” và “em” còn thể hiện mối quan hệ của những người cùng chung huyết thống, sinh ra và lớn lên trong cùng một gia đình. “Ngã" được hiểu rộng ra là những khó khăn, thách thức mà một người gặp phải trong cuộc sống. "Nâng" được hiểu là sự giúp đỡ, nâng đỡ người khác khi người nào đó gặp khó khăn, cần sự hỗ trợ.
Hiểu rộng hơn, câu tục ngữ “Chị ngã em nâng” không chỉ bàn về tầm quan trọng của tình yêu thương, sự giúp đỡ giữa chị em ruột thịt. Đằng sau câu tục ngữ này còn chứa một ý nghĩa lớn lao về sự giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau giữa anh chị em, người thân họ hàng trong gia đình.
Câu tục ngữ “Chị ngã em nâng” là một trong những câu nói được cha ông ta vận dụng từ ngàn đời xưa và cho đến nay vẫn có ý nghĩa rất lớn trong cuộc sống. Câu tục ngữ mang hàm ý về việc khi một người trong gia đình gặp khó khăn thì các thành viên sẽ sẵn sàng ra tay giúp đỡ.
Như vậy, câu tục ngữ “Chị ngã em nâng” ngụ ý nói về tinh thần tương thân tương ái, sự ủng hộ, giúp đỡ lẫn nhau của chị em ruột thịt, cùng nhau vượt qua những khó khăn, thất bại trong cuộc đời.
Chị em ruột thuộc hàng thừa kế thứ mấy theo quy định?
- Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015, những người thừa kế theo pháp luật được phân thành các hàng thừa kế như sau:
+ Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi của người chết;
+ Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoài, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
+ Hàng thừa kề thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Như vậy, theo quy định trên thì chị ruột, em ruột thuộc hàng thừa kế thứ hai theo pháp luật.
Lưu ý: Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 quy định những trường hợp sau đây được áp dụng thừa kế theo pháp luật như sau:
- Không có di chúc;
- Di chúc không hợp pháp;
- Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
- Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
- Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
- Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
- Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Từ những nội dung trên, có thể thấy chị ngã em nâng là tinh thần tương thân tương ái của chị em trong gia đình. Chị em cần phải luôn đùm bọc lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh. Khi một người gặp khó khăn, người kia sẽ không ngần ngại giúp đỡ và bảo vệ.