Tiện thể câu chuyện chị Lê Thị Hiền "cung Sư tử" gây láo loạn sân bay Tân Sơn Nhất có hành vi dùng vũ lực cụ thể là dùng tay đánh và nắm tóc nhân viên Cảng vụ, nên mình tự hỏi chị Hiền có chống người thi hành công vụ. Được biết Cảng vụ là đơn vị thuộc Cục hàng không Việt Nam, còn Cục hàng không Việt Nam lại là đơn vị trực thuộc Bộ giao thông vận tải.
Cục Hàng không Việt Nam là cơ quan trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quản lý nhà nước về hàng không dân dụng trong phạm vi cả nước; trực tiếp thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của Nhà chức trách hàng không theo quy định của pháp luật và Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Trích dẫn tại phần giới thiệu chung, website www.caa.gov.vn
Người thi hành công vụ là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của Nhà nước, nhân dân và xã hội.
Luật viên chức có nêu định nghĩa về viên chức như sau:
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Bởi chính yếu tố trực thuộc này có làm cho Nhân viên An ninh Cảng vụ hàng không trở thành người thi hành công vụ, được biết Cảng vụ hàng không có thẩm quyền xử phạt hành chính và áp dụng các hành thức cần thiết nhằm đảm bảo an ninh, nhân viên anh ninh Cảng vụ được giao nhiệm vụ giữ gìn trật tự từ chính Cảng vụ hàng không. Do vậy chỉ xử phạt hành vi gây rối trật tự nhưng không xử phạt hành vi Chống người thi hành công vụ là đang bỏ lọt hành vi vi phạm, người dân có thể nhìn vào vụ việc này và tự đặt câu hỏi có phải là có sự châm chước cho chị Hiền.
Bên cạnh nữa, hành vi của chị Hiền theo Khoản 3 và đểm a Khoản 4 Điều 26 Nghị định 162/2018/NĐ-CP là hành vi gây rối trật tự nhưng hành vi diễn ra trong phạm vi Sân bay do đó mức phật 200 Nghìn là không đúng với bản chất của hành vi vi phạm, mức phạt đáng lẽ áp dụng là từ 3 đến 5 Triệu đồng cho hành vi gây rối trật tự tại Sân bay và hành vi lăng mạ nhân viên hàng không mức phạt là 1 dến 3 triệu đồng.
Điều 26. Vi phạm quy định về an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay; trên chuyến bay; tại nơi có công trình, trang bị, thiết bị hàng không
....
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng (một triệu đồng) đến 3.000.000 đồng (ba triệu đồng) đối với hành vi đe dọa, lăng mạ nhân viên hàng không, hành khách hoặc người khác tại cảng hàng không, sân bay và nơi có công trình, trang bị, thiết bị hàng không dân dụng.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng (ba triệu đồng) đến 5.000.000 đồng (năm triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Gây rối, kích động, lôi kéo người khác gây rối làm mất an ninh, trật tự tại cảng hàng không, sân bay và nơi có công trình, trang bị, thiết bị hàng không dân dụng mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
....
Về thẩm quyền thì cơ quan Công an có toàn quyền xử phạt khi được chuyển giao vụ việc từ Cảng vụ, nhưng mình cũng chưa rõ là xử phạt theo biên bản chuyển giao từ Cảng vụ hay do xác minh điều tra.
Đá xéo một tí, được biết tiếng nói của dân rất quan trọng đối với cơ quan nhà nước khi xử lý những vấn đề xã hội, ví dụ điển hình là vụ án ông Nguyễn Hữu Linh được cơ quan nhà nước chủ động hơn khi xã hội lên tiếng, nếu vụ việc của chị Hiền cũng được xã hội lên tiếng thì kết quả nào có thể diễn ra ? nếu đám đông công chúng đề nghị cho chị Hiền ra khỏi ngành thì cơ quan công an có ra quyết định ?
Cập nhật bởi kj88d ngày 27/08/2019 07:35:16 CH
Cập nhật bởi kj88d ngày 27/08/2019 07:33:40 CH