Chào mừng bạn đến với DanLuat. Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và bạn bè, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN. Xem Hướng Dẫn Sử Dụng.

Chỉ có khách hàng lớn mới có thể mua điện không cần qua EVN

Chủ đề   RSS   
  • #613646 04/07/2024

    phucpham2205
    Top 50
    Trung cấp

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:31/01/2024
    Tổng số bài viết (1346)
    Số điểm: 28942
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 617 lần
    SMod

    Chỉ có khách hàng lớn mới có thể mua điện không cần qua EVN

    Ngày 03/7/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định 80/2024/NĐ-CP quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA) giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn.

    (1) Như thế nào là khách hàng lớn?

    Khách hàng lớn hay khách hàng sử dụng điện lớn được quy định tại Khoản 12 Điều 3 Nghị định 80/2024/NĐ-CP như sau:

    Khách hàng sử dụng điện lớn là tổ chức, cá nhân mua điện để sử dụng không bán lại cho tổ chức, cá nhân khác, theo quy định của Bộ Công Thương phù hợp với từng thời kỳ phát triển của hệ thống điện hoặc có sản lượng tại thời điểm nộp hồ sơ tham gia cơ chế mua bán điện trực tiếp như sau: 

    - Đối với Khách hàng sử dụng điện lớn đang sử dụng điện: Có sản lượng tiêu thụ bình quân từ 200.000 kWh/tháng trở lên (tính trung bình 12 tháng gần nhất).

    - Đối với Khách hàng sử dụng điện lớn mới hoặc có thời gian sử dụng điện dưới 12 tháng: Tính theo sản lượng đăng ký từ 200.000 kWh/tháng trở lên.

    Theo đó, để đơn giản, có thể hiểu, khách hàng sử dụng điện lớn là tổ chức, cá nhân mua điện để sử dụng mà không bán lại cho tổ chức, cá nhân khác và được xác định dựa theo mức tiêu thụ điện như đã nêu trên.

    (2) Chỉ có khách hàng lớn mới có thể mua điện không cần qua EVN

    Cụ thể, theo Điều 4 Nghị định 80/2024/NĐ-CP quy định có 02 hình thức mua bán điện theo DPPA, bao gồm: 

    - Mua bán điện trực tiếp qua đường dây riêng (tức không qua EVN): Là hoạt động ký hợp đồng mua bán điện và giao nhận điện năng qua đường dây kết nối riêng giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và khách hàng sử dụng điện lớn.

    Tuy nhiên, để mua bán qua đường dây riêng thì đơn vị phát năng lượng tái tạo và khách hàng hàng lớn sẽ phải ký hợp đồng mua bán với điều kiện, mức giá do hai bên thỏa thuận. Với phần điện dư thừa, bên phát điện có thể bán lại cho EVN qua hợp đồng mua bán, quy định về công suất, sản lượng, giá. Còn bên mua, ngoài mua trực tiếp từ bên phát năng lượng tái tạo, còn có thể mua bán điện với EVN, hoặc đơn vị bán lẻ điện không phải EVN.

    - Mua bán điện qua lưới điện quốc gia: Là hoạt động mua bán điện thông qua hợp đồng kỳ hạn giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và khách hàng sử dụng điện lớn và hoạt động mua bán điện thực hiện theo quy định tại Chương III Nghị định 80/2024/NĐ-CP bao gồm: 

    + Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo bán toàn bộ điện năng sản xuất vào thị trường điện giao ngay của thị trường bán buôn điện cạnh tranh.

    + Khách hàng sử dụng điện lớn hoặc Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được ủy quyền ký hợp đồng mua bán điện với Tổng công ty Điện lực (hoặc đơn vị được ủy quyền/phân cấp) để mua toàn bộ điện năng đáp ứng nhu cầu.

    + Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và Khách hàng sử dụng điện lớn hoặc Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được ủy quyền mua bán điện thông qua Hợp đồng kỳ hạn.

    Như vậy, theo quy định tại Nghị định 80/2024/NĐ-CP thì chỉ những khách hàng lớn thì được mua bán điện trực tiếp mà không cần qua EVN.

    (2) Hợp đồng mua bán điện trực tiếp qua đường dây riêng cần phải có những nội dung nào?

    Căn cứ Điều 6 Nghị định 80/2024/NĐ-CP có quy định về Nguyên tắc mua bán điện trực tiếp qua đường dây kết nối riêng thì hợp đồng mua bán điện giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và khách hàng sử dụng điện lớn (trong trường hợp mua bán điện trực tiếp thông qua đường dây kết nối riêng) do hai bên thỏa thuận phù hợp với quy định tại Điều 22 Luật Điện lực 2004 và các văn bản có liên quan, trong đó bao gồm các nội dung chính như sau:

    - Chủ thể hợp đồng.

    - Mục đích sử dụng.

    - Tiêu chuẩn và chất lượng dịch vụ.

    - Quyền và nghĩa vụ của các bên.

    - Giá điện, phương thức và thời hạn thanh toán.

    - Điều kiện chấm dứt hợp đồng.

    - Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.

    - Thời hạn của hợp đồng.

    - Trách nhiệm đầu tư, xây dựng, quản lý vận hành đường dây kết nối riêng và các nội dung khác do hai bên thỏa thuận.

    Theo đó, hợp đồng mua bán điện trực tiếp qua đường dây riêng cần phải đảm bảo có những nội dung chính như đã nêu trên.

     
    513 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận