Luật thương mại 2005 ra đời là một cơ sở pháp lý quan trọng cho các bên thực hiện quyền tự do kinh doanh, góp phần tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh. Trong Luật thương mại 2005 các quy định về chế tài thương mại là một trong những quy định quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Các chế tài này đang ngày càng được sử dụng phổ biến như một biện pháp hữu hiệu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ hợp đồng, đặc biệt là chế tài bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm hợp đồng.
Phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại là hai trong rất nhiều biện pháp thuộc về chế tài thương mại. Nó có thể là buộc thực hiện hợp đồng, tạm ngưng thực hiện hoạt động hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng, trả lãi quá hạn trong trường hợp chậm nghĩa vụ trả tiền.
Đối với phạt vi phạm đây là biện pháp chế tài theo sự thỏa thuận của các bên và theo đó bên vi phạm sẽ phải nộp khoản tiền phạt cho bên bị vi phạm khi họ có hành vi vi phạm. Bản chất pháp lý của phạt vi phạm là nhằm nâng cao trách nhiệm của các bên trong thực hiện hợp đồng và việc áp dụng vi phạm thực hiện khi có thỏa thuận và việc áp dụng cũng không có phụ thuộc vào hậu quả của hành vi vi phạm.
Bồi thường thiệt hại là biện pháp có thể theo thỏa thuận, cũng có thể theo luật định. Theo đó bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại để khắc phục thiệt hại xảy ra do hành vi vi phạm gây ra. Về bản chất pháp lý, bồi thường thiệt hại được áp dụng theo luật định hoặc theo thỏa thuận và chỉ được áp dụng khi bên có yêu cầu chứng minh được là họ có thiệt hại từ hành vi vi phạm và thiệt hại đó do hành vi của phía bên kia gây ra.
Chế tài phạt hợp đồng và bồi thường hợp đồng được quy định chủ yếu trong luật thương mại 2005 và Bộ luật dân sự 2015 ngoài ra còn được quy định trong các đạo luật chuyên ngành. Như vậy có thể thấy rằng căn cứ để áp dụng chế tài phạt và bồi thường thiệt hại chính là các quy định pháp luật tùy quan hệ tương ứng mà quan hệ thương mại hay quan hệ dân sự mà pháp luật có một sự điều chỉnh tương ứng, ngoài việc căn cứ quy định pháp luật việc áp dụng chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong một số trường hợp còn phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa các bên. Từ quy định hiện hành của pháp luật về chế tài phạt và bồi thường ngoài hợp đồng cho thấy có một số quy định thiếu đồng bộ giữa các quy định gắn kết giữa vai trò đạo luật cơ bản Bộ luật dân sự với đạo luật chuyên ngành. Những bất cập về chế tài phạt có thể xảy ra như:
Liên quan đến chế tài phạt cả Bộ luật thương mại 2005 và Bộ luật dân sự 2015 đều quy đinh chế tài phạt, tuy nhiên với mức rất khác nhau, trong luật thương mại cho phép các bên được tự do thỏa thuận tuy nhiên mức phạt tối đa giới hạn là 8% giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm, trong BLDS không có sự hạn chế và mức phạt do các bên thỏa thuận.
Từ sự tồn tại một quy phạm trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau dẫn đến việc khó khăn trong việc áp dụng các quy định của pháp luật về phạt và bồi thường thiệt hại. Khó khăn này cho cả chác chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng và các cơ quan tài phán ( cơ quan giải quyết tranh chấp Tòa án, hoặc Trọng Tài).