Chế độ tiền lương

Chủ đề   RSS   
  • #513899 19/02/2019

    Chế độ tiền lương

    Xin hỏi Luật sư, đối với lao động nữ trong thời gian nghỉ thai sản mà được nâng lương. Vậy trong thời gian nghỉ thai sản sản đó có được hưởng truy lĩnh phần chênh lệch lương đó không?

    Cụ thể: Đối tượng A nghỉ TS từ tháng 4-9/2018, thời điểm nâng lương định kỳ  của A là tháng 7. Đến tháng 12 A có QĐ nâng lương định kỳ từ 3,33 lên 3,66 và được hưởng từ tháng 7/2018. Vậy xin hỏi Luật sư trong thời gian tháng 7-9/2018 đối tượng A có được hưởng phần chênh lệch lương đó không?

     
    2130 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #514128   23/02/2019

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Khoản 1 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:

    “1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).

    Người lao động quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương cơ sở.”

    Khoản 1 Điều 39 Luật này quy định như sau:

    “Điều 39. Mức hưởng chế độ thai sản

    1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:

    a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;

    b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;”

    Căn cứ vào các quy định nêu trên ở trường hợp của bạn, thời gian bạn nghỉ việc được hưởng chế độ sinh con do Bảo hiểm chi trả mức hưởng chế độ thai sản bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng Bảo hiểm xã hội của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Do thời gian nghỉ sinh con bạn không làm việc nên cơ quan, đơn vị không phải trả lương cho bạn nên bạn cũng không được truy lĩnh chênh lệch tiền lương và phụ cấp (nếu có) giữa bậc lương mới và bậc lương cũ, vì trong thời gian nghỉ sinh con bạn không làm việc ở bậc lương mới. Nếu còn thắc mắc hoặc có các trường hợp vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn, các bạn hãy gọi 1900 6280 liên lạc với luật sư để được tư vấn cụ thể hơn nhé.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

Email: luatsuthanhtung@gmail.com;