Chế độ thai sản và tập sự của viên chức giáo dục

Chủ đề   RSS   
  • #534890 11/12/2019

    Huenguyen2493

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/12/2019
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Chế độ thai sản và tập sự của viên chức giáo dục

    Tôi là giáo viên cấp 2. Tháng 9/2018-5/2019, tôi được kí hợp đồng ( có đóng bảo hiểm ) với mức lương 2.1 Tháng 9/2019-12/2019 tôi tiếp tục được kí đồng ( có đóng bảo hiểm ) với mức lương 1,86( do ở vị trí giáo viên tiếng anh ) Tháng 12/2019, tôi đỗ viên chức và có quyết định vào cuối tháng này Nhưng tôi sẽ sinh em bé vào 15.1.2020, vậy chế độ thai sản và chế độ tập sự của tôi sẽ được tính như thế nào? Ngày 1.7.2020, luật viên chức bãi bỏ viên chức suốt đời thì tôi có bị ảnh hưởng gì không ạ.

    Tôi xin cám ơn.

     
    3525 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Huenguyen2493 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (17/12/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #535139   16/12/2019

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1065 lần
    Lawyer

    Theo quy định tại Điều 28 Luật bảo hiểm xã hội 2014 về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau :

    “Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

    1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Lao động nữ mang thai;

    b) Lao động nữ sinh con;

    ...

    2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

    ...”

    Như vậy, điều kiện để bạn được hưởng chế độ thai sản là bạn phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh; mà bạn đã đóng từ tháng 9/2018 đến nay cho nên bạn sẽ được hưởng chế độ thải sản theo quy định của pháp luật.

    Tại khoản 3, Điều 20 về chế độ tập sự Nghị định 29/2012/NĐ-CP Quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức:“Thời gian nghỉ sinh con theo chế độ bảo hiểm xã hội và thời gian ốm đau từ 03 ngày trở lên, thời gian bị tạm giam, tạm giữ, tạm đình chỉ công tác theo quy định của pháp luật không được tính vào thời gian tập sự”

    Theo đó, khi chưa hết thời gian tập sự mà nghỉ sinh con thì thời gian nghỉ sinh đó không được tính vào thời gian tập sự. Theo đó, thời gian tập sự không bị kéo dài mà vẫn giữ nguyên, tuy nhiên thời gian nghỉ sinh không được tính vào thời gian tập sự và khi hết thời gian nghỉ thai sản, cán bộ công chức sẽ phải hoàn thành thời gian tập sự còn thiếu.

    Như vậy, thời gian bạn nghỉ chế độ thai sản sẽ không được tính vào thời gian tập sự. Do đó, sau khi hết thời gian nghỉ thai sản, bạn sẽ phải hoàn thành khoảng thời gian tập sự còn lại.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhtungrcc vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (17/12/2019)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

Email: luatsuthanhtung@gmail.com;