Chế độ thai sản cho phụ nữ khi chưa đóng đủ 6 tháng

Chủ đề   RSS   
  • #528943 24/09/2019

    kaitokid11

    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/05/2019
    Tổng số bài viết (48)
    Số điểm: 1500
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 42 lần


    Chế độ thai sản cho phụ nữ khi chưa đóng đủ 6 tháng

    Xin chào, mình có 1 số thắc mắc cần đc giải đáp về Chế độ thai sản BHXH

    Điều 39. Mức hưởng chế độ thai sản a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội; Vậy tức là chưa đóng đủ 06 tháng vẫn được hưởng tiền chế độ ạ?

     
    7210 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn kaitokid11 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (25/09/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #528946   24/09/2019

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14965)
    Số điểm: 100044
    Cảm ơn: 3493
    Được cảm ơn 5360 lần
    SMod

    Được mà bạn

    Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

    1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Lao động nữ mang thai;

    b) Lao động nữ sinh con;

    c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

    d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

    đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

    e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

    2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

    3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

    4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #528950   24/09/2019

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Thứ nhất, điều kiện hưởng chế độ thai sản cho lao động nữ

    Căn cứ vào Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản:

    “Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

    1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Lao động nữ mang thai;

    b) Lao động nữ sinh con;

    c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

    d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

    đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

    e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

    2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

    3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con”.

    Theo quy định trên, để được hưởng chế độ thai sản khi sinh con, lao động nữ phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh. Riêng trường hợp phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh thì phải đóng bảo hiểm từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh.

    Như vậy:

    Khi người vợ không đóng đủ 6 tháng bảo hiểm trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh con nhưng đáp ứng đồng thời 2 điều kiện sau vẫn được giải quyết chế độ thai sản khi sinh con:

    +) Đã đóng bảo hiểm đủ 03 tháng trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh con và có tổng thời gian đóng bảo hiểm là 12 tháng;

    +) Phải nghỉ việc theo chỉ định của bác sỹ để dưỡng thai.

    Khi đáp ứng điều kiện trên, ngoài chế độ nghỉ 06 tháng được hưởng tiền lương, người vợ còn được nhận trợ cấp một lần bằng 02 tháng lương cơ sở tại tháng sinh cho mỗi con sinh ra. Lương cơ sở hiện nay theo Nghị quyết 70/2018/QH14 là 1.490.000 đồng; do đó, người vợ được hưởng trợ cấp một lần bằng 2.980.000 đồng/con sinh ra.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn DT_DA vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (25/09/2019)