Chế độ nghỉ hè của Hiệu trưởng cơ sở giáo cơ sở giáo dục phổ thông công lập

Chủ đề   RSS   
  • #611943 24/05/2024

    lvkhngoc
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam
    Tham gia:10/07/2022
    Tổng số bài viết (434)
    Số điểm: 3889
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 75 lần


    Chế độ nghỉ hè của Hiệu trưởng cơ sở giáo cơ sở giáo dục phổ thông công lập

    Cho chị hỏi Hiệu trưởng trường tiểu học có được nghỉ hè giống giáo viên không? Giáo viên ở các trường học thì được nghỉ hè bao nhiêu tuần? 

    Chế độ nghỉ hè của giáo viên 

    Tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 84/2020/NĐ-CP quy định về thời gian nghỉ hè của nhà giáo như sau: 

    - Thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường chuyên biệt là 08 tuần, bao gồm cả nghỉ phép hằng năm.

    - Thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên trường trung cấp và giảng viên trường cao đẳng là 06 tuần, bao gồm cả nghỉ phép hằng năm.

    - Thời gian nghỉ hè hằng năm của giảng viên cơ sở giáo dục đại học được thực hiện theo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học;

    - Trong trường hợp đột xuất, khẩn cấp để phòng chống thiên tai, dịch bệnh hoặc trường hợp cấp bách, thời gian nghỉ hè của nhà giáo cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường chuyên biệt, trường trung cấp và trường cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định theo thẩm quyền.

    => Theo đó, đối với giáo viên trường mầm non, các trường THCS, THPT, trường chuyên biệt được nghỉ hè 08 tuần, bao gồm cả nghỉ phép hằng năm.

    Đối với giáo viên trường trung cấp thì thời gian nghỉ hè là 06 tuần, bao gồm cả nghỉ phép hằng năm. 

    Chế độ nghỉ hè của Hiệu trưởng

    Tại khoản 1 Điều 3 Luật Viên chức 2010 quy định: Viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý.

    Tại Điều 13 Luật Viên chức 2010 quy định về quyền của viên chức về nghỉ ngơi như sau:

    - Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ.

    - Viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa hoặc trường hợp đặc biệt khác, nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ phép của 02 năm để nghỉ một lần; nếu gộp số ngày nghỉ phép của 03 năm để nghỉ một lần thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

    - Đối với lĩnh vực sự nghiệp đặc thù, viên chức được nghỉ việc và hưởng lương theo quy định của pháp luật.

    - Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

    => Theo đó, Hiệu trưởng cơ sở giáo dục công lập thì được xem là viên chức quản lý. Hiệu trưởng trường học sẽ được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động như người lao động.

    Đối với chế độ nghỉ hè của giáo viên được quy định tại Điều 3 Nghị định 84/2020/NĐ-CP nêu trên áp dụng đối với giáo viên cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường chuyên biệt, giáo viên trường trung cấp, giảng viên trường cao đẳng, giảng viên cơ sở giáo dục đại học. Không có nhắc đến đối tượng là Phó hiệu trưởng, Hiệu trưởng. 

    => Như vậy có thể thấy đối với Phó hiệu trưởng, Hiệu trưởng là viên chức quản lý, không phải là đối tượng được hưởng quyền lợi như các quy định trên tức không được nghỉ hè như giáo viên mà chỉ được nghỉ phép, nghỉ lễ, nghỉ hàng tuần và nghỉ hàng năm theo quy định của Luật viên chức và Bộ luật Lao động. Trong thời gian nghỉ hè của học sinh, Hiệu trưởng và Hiệu phó vẫn thực hiện các công việc thuộc công tác quản lý theo thẩm quyền và trách nhiệm.

     
    1338 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận