Theo quy định tại Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 thì tai nạn lao động được hiểu như sau:
"Điều 45. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động
Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;
b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;
c) Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;"
Theo đó, việc giáo viên bị tai nạn ngay trong khuôn viên trường được xem là tai nạn lao động.
Căn cứ quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014:
"Điều 25. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau
1. Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế."
Như vậy, giáo viên được hưởng chế độ tai nạn lao động chứ không phải chế độ ốm đau.
Theo khoản 3 Điều 38 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 thì nhà trường phải trả lương đầy đủ cho những ngày giáo viên nghỉ việc để điều trị:
"Điều 38. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
...
3. Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;"
Nếu bị suy giảm khả năng lao động đến mức được nhận trợ cấp thì lúc đó Cơ quan Bảo hiểm mới xem xét trợ cấp, còn lương thì nhà trường vẫn là bên phải trả anh nha.
Cập nhật bởi minhpham1995 ngày 02/01/2020 09:35:20 SA