Chế độ cho NLĐ khi chuyển đơn vị sự nghiệp thành công ty cổ phần

Chủ đề   RSS   
  • #400789 29/09/2015

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4260 lần


    Chế độ cho NLĐ khi chuyển đơn vị sự nghiệp thành công ty cổ phần

    Nhằm hướng dẫn chi tiết về các chế độ, chính sách dành cho người lao động khi đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi loại hình hoạt động sang công ty cổ phần, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đang dự thảo và lấy ý kiến đóng góp Thông tư hướng dẫn chi tiết về chế độ chính sách cho các lao động này.

    Cụ thể, Thông tư này hướng dẫn chế độ chính sách cho lao động dôi dư được tuyển dụng lần cuối vào đơn vị sự nghiệp trước ngày 21/4/1998 và từ ngày 21/4/1998 trở về sau, chính sách dành cho người lao động chuyển sang làm việc tại công ty cổ phần.

    Người lao động được tuyển dụng lần cuối vào đơn vị sự nghiệp công lập trước ngày 21/4/1998

    Người lao động được tuyển dụng lần cuối vào đơn vị sự nghiệp công lập từ ngày 21/4/1998 trở về sau

    Hưởng chế độ theo Điều 3 Nghị định 63/2015/NĐ-CP

    Hưởng chế độ theo Khoản 1 Điều 4 Nghị định 63/2015/NĐ-CP

    Tiền lương để tính trợ cấp 03 tháng lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi là tiền lương theo chức danh bổ nhiệm hoặc quyết định nâng lương của người có thẩm quyền  (đối với viên chức quản lý) hoặc theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động bình quân 05 năm cuối cùng trước khi nghỉ việc (bao gồm hệ số tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) nhân với mức lương tối thiểu chung (nay là mức lương cơ sở).

    Trong đó:

    - Hệ số lương và phụ cấp lương được xếp theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP.

    - Mức lương tối thiểu chung để tính chế độ cho giai đoạn như sau:

      + Từ ngày 01/01/2010 đến hết 30/4/2010: 650.000 đồng.

      + Từ ngày 01/5/2010 đến hết 30/4/2011: 730.000 đồng.

      +Từ ngày 01/5/2011 đến hết 30/4/2012: 830.000 đồng.

      +Từ ngày 01/5/2012 đến hết 30/6/2013: 1.050.000 đồng.

      + Từ ngày 01/7/2013 trở đi: 1.150.000 đồng.

     

     

    Đối với NLĐ dôi dư không thuộc đối tượng được hưởng lương hưu mà không bị trừ tỷ lệ lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi:

    - Tiền lương làm căn cứ tính chế độ trợ cấp mất việc làm là tiền lương theo chức danh bổ nhiệm hoặc quyết định nâng lương của người có thẩm quyền (đối với viên chức quản lý) hoặc theo hợp đồng làm việc hoặc HĐLĐ bình quân 06 tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

    Tiền lương bình quân 06 tháng liền kề trước khi nghỉ việc bao gồm hệ số tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) được xếp theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP nhân với mức lương cơ sở (hiện nay là 1.150.000 đồng/tháng).

    - Thời gian làm việc để tính chế độ trợ cấp mất việc làm, hỗ trợ là thời gian NLĐ làm việc thực tế tại đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi và thời gian làm việc trong khu vực nhà nước trước khi được tuyển dụng lần cuối cùng vào đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi trước ngày 01/01/1995, trừ đi thời gian NLĐ đã tham gia BHTN và thời gian NLĐ đã được tính trả trợ trợ cấp thôi việc, đã được tính hưởng chế độ hưu trí hoặc tính hưởng BHXH một lần (nếu có).

    Chính sách với NLĐ chuyển sang làm việc tại công ty cổ phần

    - Được tiếp tục tham gia và hưởng quyền lợi về BHXH, BHYT, BHTN và các chế độ khác theo quy định pháp luật.

    - Sau khi chuyển đổi thành công ty cổ phần mà NLĐ thôi việc hoặc mất việc làm theo đúng quy định pháp luật lao động thì được hưởng chế độ trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm theo Khoản 3 Điều 15 Nghị định 05/2015/NĐ-CP .

    Đồng thời, Thông tư này hướng dẫn về thời gian tính để mua cổ phần ưu đãi

    Thời gian được tính để mua cổ phần với giá ưu đãi là tổng thời gian tính theo số năm (đủ 12 tháng, không tính tháng lẻ) người lao động làm việc thực tế (có đi làm, có tên trong bảng thanh toán lương) trong khu vực nhà nước tính đến thời điểm công bố giá trị đơn vị sự nghiệp công lập trừ đi thời gian làm việc thực tế đã được tính để mua cổ phần với giá ưu đãi tại các doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa hoặc đơn vị sự nghiệp công lập được chuyển thành công ty cổ phần trước đó và thời gian làm việc thực tế đã được tính hưởng chế độ hưu trí hoặc tính hưởng BHXH một lần (nếu có).

    Thời gian người lao động làm việc thực tế trong khu vực nhà nước gồm: thời gian làm việc thực tế tại đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi; thời gian làm việc ở cơ quan hành chính nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, doanh nghiệp nhà nước (nếu có), đơn vị sự nghiệp công lập khác trước khi về làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi; bao gồm:

    - Thời gian người lao động đã làm việc cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị trên.

    - Thời gian thử việc, tập sự trước khi làm việc cho cơ quan, tổ chức, đơn vị trên.

    - Thời gian được cơ quan, tổ chức, đơn vị trên cử đi học.

    - Thời gian nghỉ hưởng chế độ theo quy định của Luật BHXH.

    - Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động.

    - Thời gian bị tạm đình chỉ công việc và thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội.

    Xem chi tiết tại dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện chính sách với người lao động khi chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần theo Quyết định 22/2015/QĐ-TTg.

     
    6190 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận