Chế độ chăm sóc sức khỏe của cán bộ chiến sỹ công an nhân dân

Chủ đề   RSS   
  • #608604 05/02/2024

    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2031)
    Số điểm: 14871
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 322 lần


    Chế độ chăm sóc sức khỏe của cán bộ chiến sỹ công an nhân dân

    Việc chăm sóc sức khỏe đối với cán bộ chiến sĩ công an nhân dân là rất cần thiết, vì phải đảm bảo sức khỏe thì mới có thể hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao

    Chế độ chăm sóc sức khỏe của cán bộ chiến sỹ công an nhân dân

    Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Thông tư 62/2023/TT-BCA quy định về tiêu chuẩn sức khỏe đặc thù và khám sức khỏe đối với lực lượng Công an nhân dân về chế độ chăm sóc sức khỏe như sau:

    - Các đồng chí lãnh đạo thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý được chăm sóc sức khỏe theo quy định của Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương.

    - Cán bộ lãnh đạo cấp Cục và tương đương trở lên được chăm sóc sức khỏe theo quy định của Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ cao cấp Bộ Công an.

    - Các đối tượng còn lại thực hiện chế độ chăm sóc sức khỏe như sau:

    + Sức khỏe bình thường: y tế đơn vị hướng dẫn cán bộ, chiến sĩ tự theo dõi, chăm sóc sức khỏe;

    + Sức khỏe yếu và rất yếu: y tế đơn vị cần có chế độ theo dõi cụ thể và đề xuất biện pháp dự phòng và điều trị, phù hợp đối với từng trường hợp (đi điều trị, điều dưỡng).

    -. Đối với cán bộ lãnh đạo cấp Phòng và tương đương trở lên, sĩ quan cấp hàm Thượng tá trở lên được bố trí phòng điều trị và hưởng chế độ chăm sóc y tế tại Khoa Cao cấp của các bệnh viện Công an nhân dân.
     

    Trường hợp phải tiến hành kiểm tra sức khỏe khi cần thiết đối với cán bộ, chiến sĩ

    Theo Thông tư 62/2023/TT-BCA thì trong các trường hợp cần thiết các cơ sở y tế Công an nhân dân tiến hành kiểm tra sức khỏe cho các đối tượng sau:

    - Cán bộ, chiến sĩ sau đợt điều trị tại bệnh viện tuyến trên để nắm tình hình sức khỏe hiện tại; xác định các biện pháp điều trị dự phòng tiếp theo và chỉ định chuyên môn.

    - Cán bộ, chiến sĩ làm việc, tiếp xúc với các yếu tố dịch tễ có liên quan đến các bệnh truyền nhiễm hoặc tiếp xúc với các yếu tố có hại có khả năng mắc bệnh nghề nghiệp hoặc làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

    - Cán bộ, chiến sĩ có phân loại sức khỏe loại IV, V hoặc loại C, D.

    - Cán bộ, chiến sĩ tham dự các đợt huấn luyện, thi đấu thể dục thể thao và theo yêu cầu công tác.

    - Cán bộ, chiến sĩ trước khi nghỉ công tác chờ hưởng chế độ hưu trí.

    - Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là nghề, công việc theo quy định tại Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH

    Hướng dẫn quản lý bệnh cần chữa trị dài ngày, bệnh nghề nghiệp

    Tại Điều 20 Thông tư 62/2023/TT- BCA thì đơn vị quản lý cán bộ, chiến sĩ lập danh sách cán bộ, chiến sĩ mắc bệnh cần chữa trị dài ngày, bệnh nghề nghiệp (nếu có) của đơn vị mình để quản lý, theo dõi tình hình diễn biến của bệnh đồng thời định kỳ kiểm tra, đánh giá sức khỏe cán bộ, chiến sĩ mắc bệnh cần chữa trị dài ngày, bệnh nghề nghiệp (nếu có). Công tác quản lý bệnh cần chữa trị dài ngày, bệnh nghề nghiệp được thực hiện như sau:

    -  Hướng dẫn chế độ sinh hoạt, công tác, rèn luyện thể lực, dinh dưỡng phù hợp đối với từng cán bộ, chiến sĩ;

    - Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục kiến thức về cách phòng, chống các bệnh cần chữa trị dài ngày, bệnh nghề nghiệp đối với cán bộ, chiến sĩ;

    - Định kỳ kiểm tra sức khỏe căn cứ tình hình bệnh tật của cán bộ, chiến sĩ.

    Kết quả theo dõi bệnh cần chữa trị dài ngày, bệnh nghề nghiệp phải được ghi chép vào hồ sơ sức khỏe. Các cơ sở y tế Công an nhân dân phải tổng hợp, phân tích kịp thời và báo cáo thủ trưởng đơn vị, y tế cấp trên, đồng thời đề xuất chế độ chính sách và các giải pháp để bảo vệ, nâng cao sức khỏe cho cán bộ, chiến sĩ. 

     
    478 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận