Chế độ ăn, ở, khai sinh đối với trẻ sinh ra trong trại giam

Chủ đề   RSS   
  • #508793 29/11/2018

    thuytrangak
    Top 75
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (940)
    Số điểm: 7910
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 175 lần


    Chế độ ăn, ở, khai sinh đối với trẻ sinh ra trong trại giam

    Điều 35 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 quy định:

    “1. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam là phụ nữ có thai được bố trí nơi ở hợp lý, được khám thai, được chăm sóc y tế, được hưởng chế độ ăn uống bảo đảm sức khỏe; nếu sinh con thì được bảo đảm tiêu chuẩn, định lượng ăn theo chỉ dẫn của y sĩ hoặc bác sĩ, được cấp thực phẩm, đồ dùng, thuốc men cần thiết cho việc chăm sóc trẻ sơ sinh, được bảo đảm thời gian cho con bú trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ. Cơ sở giam giữ có trách nhiệm làm thủ tục đề nghị đăng ký khai sinh. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ sở giam giữ đóng trụ sở có trách nhiệm đăng ký và cấp giấy khai sinh.

    Người bị tạm giữ, người bị tạm giam là phụ nữ có thai hoặc có con dưới 36 tháng tuổi ở cùng thì được bố trí chỗ nằm tối thiểu là 03 mét vuông (m2).

    2. Cơ sở giam giữ phải tổ chức việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em dưới 36 tháng tuổi. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam có con từ đủ 36 tháng tuổi trở lên thì phải gửi con về cho thân nhân nuôi dưỡng; trường hợp không có thân nhân nhận nuôi dưỡng thì thủ trưởng cơ sở giam giữ đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi có cơ sở giam giữ chỉ định cơ sở bảo trợ xã hội tiếp nhận, nuôi dưỡng. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ định cơ sở bảo trợ xã hội tiếp nhận, nuôi dưỡng. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam sau khi được trả tự do được nhận lại con đang được cơ sở bảo trợ xã hội nuôi dưỡng."...

    Điều 35 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 và được hướng dẫn tại Điều 8 Nghị định 120/2017/NĐ-CP quy định:

    Trẻ em dưới 36 tháng tuổi ở cùng mẹ trong cơ sở giam giữ được bảo đảm định lượng ăn theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này và được hoán đổi phù hợp với nhu cầu của trẻ; được cấp thẻ bảo hiểm y tế theo quy định của Luật bảo hiểm y tế năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014); được bảo đảm các quyền cơ bản của trẻ em theo quy định của Luật trẻ em năm 2016, Ngày Quốc tế thiếu nhi, ngày tết Trung thu được hưởng chế độ ăn gấp 02 lần ngày thường, Mỗi tháng được cấp sữa và đồ dùng sinh hoạt cần thiết trị giá tương đương 20 kg gạo tẻ loại trung bình/01 trẻ em

    Trẻ em dưới 36 tháng tuổi ở cùng mẹ trong cơ sở giam giữ được chăm sóc y tế, tiêm phòng theo quy định của Bộ Y tế, trường hợp bị bệnh nặng vượt quá khả năng điều trị của bệnh xá, cơ sở giam giữ làm thủ tục chuyển đến cơ sở y tế của Nhà nước để điều trị; thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định việc trích xuất và áp giải người bị tạm giữ, người bị tạm giam là mẹ của trẻ đi cùng để chăm sóc

     Cơ sở giam giữ có trách nhiệm thanh toán chi phí thực tế trong việc khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi ở cùng mẹ trong cơ sở giam giữ tại bệnh xá, bệnh viện trong cơ sở giam giữ và các cơ sở y tế của Nhà nước

    Như vậy, trẻ em sinh ra trong trại giam sẽ được đảm bảo định lượng ăn theo theo chỉ dẫn của bác sĩ, được cung cấp thực phẩm, đồ dùng, thuốc men, được đảm bảo thời gian cho con bú trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ. Được đăng ký khai sinh (Trại tạm giam có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký khai sinh và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trại tạm giam đóng trụ sở có trách nhiệm đăng ký và cấp giấy khai sinh). Khi trẻ từ đủ 36 tháng tuổi trở lên thì phải gửi con về cho thân nhân nuôi dưỡng.

     
    2762 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #509016   30/11/2018

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Mình nghĩ rằng trẻ em đưcọ sinh ra không có tội trong bất kỳ hoàn cảnh nào, việc mẹ đã làm dù có nghiêm trọng hay nguy hiểm như thế nào đi nữa nhưng đứa trẻ ra đời không có tội trạng gì, nên việc khai sinh, ăn uống và dinh dưỡng cho trẻ vẫn cần được làm đầy đủ nhất. Điều này cũng nói lên sự tôn trọng quyền trẻ em, nhân quyền và sự dộ lượng trong pháp luật thế giới nói chung và việt nam nói riêng, trẻ em khi sinh ra luôn được hưởng mọi quyền vế khai sinh, được chăm sóc và dinh dưỡng...

     
    Báo quản trị |  
  • #509836   11/12/2018

    thuytrangak
    thuytrangak
    Top 75
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (940)
    Số điểm: 7910
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 175 lần


    DT_DA viết:

    Mình nghĩ rằng trẻ em đưcọ sinh ra không có tội trong bất kỳ hoàn cảnh nào, việc mẹ đã làm dù có nghiêm trọng hay nguy hiểm như thế nào đi nữa nhưng đứa trẻ ra đời không có tội trạng gì, nên việc khai sinh, ăn uống và dinh dưỡng cho trẻ vẫn cần được làm đầy đủ nhất. Điều này cũng nói lên sự tôn trọng quyền trẻ em, nhân quyền và sự dộ lượng trong pháp luật thế giới nói chung và việt nam nói riêng, trẻ em khi sinh ra luôn được hưởng mọi quyền vế khai sinh, được chăm sóc và dinh dưỡng...

    Đồng ý với bạn, vì người có tội là người mẹ, và đứa trẻ không hề có tội gì cả, nên việc đứa trẻ sinh ra trong trại giam không hề ảnh hưởng đến những quyền lợi mà một đứa trẻ được hưởng về y tế, khai sinh, các quyền lợi về điều kiện chăm sóc, dinh dưỡng. Quyền trẻ em là một quyền cao cả, không ai có quyền tước đi cả.

     
    Báo quản trị |  
  • #509748   10/12/2018

    vyvy2409
    vyvy2409
    Top 75
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/09/2017
    Tổng số bài viết (925)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 177 lần


    Riêng việc khai sinh cho trẻ được sinh ra trong trại giam thì tại Công văn 4325/BTP-HTQTCTngày 04/6/2013 của Bộ Tư pháp đã hướng dẫn cụ thể việc đăng ký hỗ tịch cho trẻ em do nữ phạm nhân sinh ra. Theo đó, đối với phạm nhân mà có thân nhân ở gần thì Giám thị trại giam sẽ thông báo để thân nhân của phạm nhân đến trực tiếp làm thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ em trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch. Mục ghi về người đi đăng ký khai sinh trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh được ghi tên thân nhân của phạm nhân đó.

    Đối với phạm nhân mà có thân nhân ở xa hoặc không có thân nhân thì Giám thị trại giam thông báo cho công chức Tư pháp hộ tịch của Ủy ban nhân dân cấp xã (nơi có trại giam) về việc trẻ em được sinh ra. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức đăng ký khai sinh lưu động ngay tại trụ sở của trại giam. Mục ghi về người đi đăng ký khai sinh trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh được ghi tên của người mẹ.

    Để tránh sự mặc cảm và đảm bảo sự trưởng thành bình thường của những trẻ em này, về phần ghi nơi sinh (trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh): Nếu phạm nhân sinh con tại cơ sở y tế sẽ ghi tên cơ sở y tế và địa danh hành chính nơi trẻ em sinh ra (ví dụ: bệnh viên tỉnh/huyện A; Trạm y tế xã B...).

    Trường hợp phạm nhân sinh con tại bệnh xá của trại giam thì chỉ ghi địa danh hành chính (xã, huyện, tỉnh), mà không ghi tên trại giam (ví dụ: trẻ em sinh ra tại bệnh xá của Trại giam X, thì chỉ ghi nơi sinh là xã/huyện/tỉnh).

     

     
    Báo quản trị |  
  • #509837   11/12/2018

    thuytrangak
    thuytrangak
    Top 75
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (940)
    Số điểm: 7910
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 175 lần


    vyvy2409 viết:

    Riêng việc khai sinh cho trẻ được sinh ra trong trại giam thì tại Công văn 4325/BTP-HTQTCTngày 04/6/2013 của Bộ Tư pháp đã hướng dẫn cụ thể việc đăng ký hỗ tịch cho trẻ em do nữ phạm nhân sinh ra. Theo đó, đối với phạm nhân mà có thân nhân ở gần thì Giám thị trại giam sẽ thông báo để thân nhân của phạm nhân đến trực tiếp làm thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ em trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch. Mục ghi về người đi đăng ký khai sinh trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh được ghi tên thân nhân của phạm nhân đó.

    Đối với phạm nhân mà có thân nhân ở xa hoặc không có thân nhân thì Giám thị trại giam thông báo cho công chức Tư pháp hộ tịch của Ủy ban nhân dân cấp xã (nơi có trại giam) về việc trẻ em được sinh ra. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức đăng ký khai sinh lưu động ngay tại trụ sở của trại giam. Mục ghi về người đi đăng ký khai sinh trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh được ghi tên của người mẹ.

    Để tránh sự mặc cảm và đảm bảo sự trưởng thành bình thường của những trẻ em này, về phần ghi nơi sinh (trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh): Nếu phạm nhân sinh con tại cơ sở y tế sẽ ghi tên cơ sở y tế và địa danh hành chính nơi trẻ em sinh ra (ví dụ: bệnh viên tỉnh/huyện A; Trạm y tế xã B...).

    Trường hợp phạm nhân sinh con tại bệnh xá của trại giam thì chỉ ghi địa danh hành chính (xã, huyện, tỉnh), mà không ghi tên trại giam (ví dụ: trẻ em sinh ra tại bệnh xá của Trại giam X, thì chỉ ghi nơi sinh là xã/huyện/tỉnh).

     

    Hiện Nghị định 158/2005/NĐ-CP đã hết hiệu lực, được thay thế bằng Nghị định 123/2015/NĐ-CP. Nghị định này được hướng dẫn bởi Thông tư 15/2015/TT-BTP. Theo đó, có nhắc đến trường hợp đăng ký khai sinh lưu động nếu trẻ em sinh ra mà có cha mẹ bị bắt, tạm giam hoặc đang thi hành án phạt tù mà không còn ông bà nội, ngoại và người thân thích khác hoặc những người này không có điều kiện đi đăng ký khai sinh cho trẻ thì Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành đăng ký khai sinh lưu động (Điều 14 Thông tư 15/2015/TT-BTP)

     
    Báo quản trị |